MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bệnh suy thận gây ra những triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. Việc nhận biết dấu hiệu suy thận ở nam giới là điều quan trọng để điều trị kịp thời và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1. Thận có chức năng gì?
Thận là cơ quan hình hạt đậu có kích thước bằng khoảng nắm tay, vị trí nằm ở dưới lồng ngực, hướng về phía lưng. Hầu hết mọi người đều có hai quả thận đang hoạt động, nhưng cũng có những trường hợp có thể sống tốt chỉ với một quả thận, miễn là nó hoạt động bình thường.
Một trong những chức năng quan trọng nhất của thận là giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Thận sẽ lọc máu và thải các chất thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
2. Suy thận là gì?
Suy thận là tình trạng một hoặc cả hai quả thận không còn tự hoạt động tốt được nữa. Tình trạng suy thận đôi khi chỉ là tạm thời và phát triển nhanh chóng (suy thận cấp tính) hoặc có thể là tình trạng lâu dài (suy thận mãn tính) dần dần trở nên tồi tệ hơn.
Suy thận là giai đoạn cuối của bệnh thận. Khi thận hoạt động không bình thường, các chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể, dẫn đến cơ thể ốm yếu, mệt mỏi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.
3. Suy thận ảnh hưởng đến những đối tượng nào?
Suy thận có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây có nguy cơ bị suy thận cao hơn:
- Người bị bệnh tiểu đường.
- Người bị huyết áp cao (tăng huyết áp).
- Người mắc bệnh tim.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh thận.
- Người có cấu trúc thận bất thường.
- Người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa, người bản địa Alaska.
- Người trên 60 tuổi.
- Người có tiền sử sử dụng thuốc giảm đau lâu dài, bao gồm cả các sản phẩm không kê đơn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
4. Dấu hiệu của bệnh suy thận ở nam giới là gì?
Nhiều người gặp ít hoặc không có triệu chứng gì trong giai đoạn đầu của bệnh thận. Tuy nhiên, bệnh thận mãn tính (Chronic Kidney Disease – CKD) vẫn có thể gây ra tổn thương cho cơ thể cho dù bạn cảm thấy khỏe mạnh.
Các triệu chứng của bệnh thận (CDK) và suy thận ở nam giới khác nhau ở mỗi người. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang không hoạt động bình thường:
- Mệt mỏi cực độ: Khi thận hoạt động bình thường sẽ tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận hoạt động không bình thường, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, từ đó cơ thể tạo ra ít các tế bào vận chuyển ôxy hơn, nên bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi.
- Hơi thở có mùi amoniac: Chứng ure huyết (sự tích tụ của các chất thải trong máu) có thể khiến hơi thở có mùi amoniac và thức ăn có vị khác. Người bệnh cũng có thể nhận thấy mình không thích ăn thịt nữa.
- Buồn nôn và nôn: Do urê huyết khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn.
- Thay đổi khi đi tiểu: Thường xuyên đi tiểu hơn, tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường, nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay tiểu tiện khó khăn…
- Nhầm lẫn hoặc khó tập trung: Thiếu máu lên não khiến cho não bộ không được cung cấp đủ oxy, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, mất tập trung, hoa mắt chóng mặt.
- Sưng (phù nề), đặc biệt là quanh bàn tay, mắt cá chân hoặc mặt: Thận bị hỏng sẽ khiến các chất lỏng dư thừa không được loại bỏ nữa, điều này dẫn đến chất lỏng tích tụ khiến người bệnh bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt…
- Da khô hoặc ngứa: Thận có nhiệm vụ loại bỏ các độc tố ra khỏi máu. Khi bị suy thận, các chất thải tích tụ trong máu có thể gây ngứa hoặc khô ở da.
- Chuột rút (co thắt cơ).
- Đau lưng/cạnh sườn: Người bệnh có thể bị đau ở lưng hay sườn.
- Thở nông: Khi bị suy thận, chất lỏng dư thừa có thể tích tụ ở hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu sinh ra chứng thở nông.
- Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy lạnh, thậm chí đang ở trong môi trường có nhiệt độ ẩm.
5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh suy thận?
Để giảm nguy cơ bị suy thận, những người thuộc đối tượng có nguy cơ cao như đã nói ở trên không được chủ quan, người có bệnh lý nền cần điều trị bệnh triệt để.
Để phòng ngừa bệnh thận nói chung, bạn cần lưu ý:
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Có chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng để tránh bị dư thừa cholesterol, thừa cân
- Hạn chế tiêu thụ muối để giảm nguy cơ tăng huyết áp
- Không hút thuốc lá
- Thường xuyên tập thể dục thể thao
- Chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là một số thông tin tham khảo về dấu hiệu suy thận ở nam giới và cách phòng tránh. Nếu bạn có một hoặc nhiều dấu hiệu kể trên, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và làm các xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng gây ra những nguy hiểm khôn lường.
Liên hệ Thẩm mỹ Nam khoa Megadom theo Hotline 096.154.4622 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY để được bác sĩ chuyên khoa Nam học – Tiết niệu tư vấn.