Bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ? Cách chữa sưng bao quy đầu

Nhiều bậc cha mẹ khi tắm cho con vô tình phát hiện da bao quy đầu của trẻ bị sưng phồng hoặc bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân do đâu, cách chữa sưng bao quy đầu ở trẻ em như thế nào? Hãy cùng Dr. Megadom tìm hiểu trong bài viết sau.

Bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ? Cách chữa sưng bao quy đầu
Bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ? Cách chữa sưng bao quy đầu ở trẻ em

Da bao quy đầu bị sưng phồng ở trẻ nhỏ

Bao quy đầu là lớp da mỏng bao bọc quanh phần quy đầu dương vật. Khi bé trai mới sinh, bao quy đầu sẽ trùm kín phần đầu của “cậu nhỏ”. Khi bé trai trưởng thành, lớp da này sẽ tự tách ra khỏi quy đầu và có thể di chuyển kéo lên tuột xuống một cách linh hoạt. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu hoặc bao quy đầu quá dài thì lớp da này sẽ không tự tuột xuống được, gây nhiều khó khăn trong việc vệ sinh cũng như sinh hoạt ở nam giới.

Sưng bao quy đầu ở trẻ là tình trạng vùng da bao quy đầu bị sưng phồng đỏ gây đau rát, khó chịu ở vùng đầu “cậu nhỏ”.

Phần quy đầu là khu vực dễ bị vi khuẩn tấn công nếu như không được vệ sinh sạch sẽ. Những triệu chứng thường đi kèm tình trạng sưng bao quy đầu ở trẻ là: đầu dương vật sưng đỏ, đi tiểu buốt, nóng rát… Nếu nhận thấy những biểu hiện này, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Đặc biệt, phụ huynh cần cảnh giác với những trường hợp: bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ, đau rát, ngứa ngáy bộ phận sinh dục nghiêm trọng, dịch niệu đạo bất thường, có mùi hôi… Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đã ảnh hưởng sâu vào niệu đạo, viêm bao quy đầu hoặc bao quy đầu dài/hẹp gây ra.

Sưng bao quy đầu ở trẻ nguyên nhân do đâu?

Tình trạng sưng bao quy đầu ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân thường gặp là do vệ sinh không sạch sẽ hoặc vấn đề sinh lý.

Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Vệ sinh bộ phận sinh dục chưa đúng cách 

Vệ sinh bộ phận sinh dục của trẻ không đúng cách, vô tình làm trầy xước, vệ sinh không sạch sẽ có thể khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây viêm và sưng bao quy đầu ở trẻ.

Một số trường hợp, phụ huynh sử dụng các chất tẩy rửa có nồng độ axit hoặc kiềm tính cao để vệ sinh vùng kín cho trẻ cũng gây mất cân bằng pH tại đây. Ngoài ra, việc dùng tay cọ xát, vệ sinh bằng khăn lông có sợi bông hoặc vệ sinh quá kỹ vùng quy đầu cũng dễ gây ra những kích thích khiến bao quy đầu của trẻ bị sưng tấy.

Trẻ bị viêm bao quy đầu 

Viêm bao quy đầu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sưng bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Khi bị viêm bao quy đầu, trẻ có những triệu chứng như: lỗ niệu đạo sưng tấy, hẹp lỗ niệu đạo, giảm khả năng dẫn máu đến đương vật, nghiêm trọng hơn nếu như bao quy đầu bị phủ do viêm bao quy đầu gây sưng phù, khi lột bao quy đầu khiến trẻ đau rát, khó chịu. 

Tình trạng bao quy đầu quá dài hoặc hẹp bao quy đầu ở trẻ khiến việc vệ sinh khó khăn, cặn bã, nước tiểu, chất bẩn tích tụ lại tạo môi trường để vi khuẩn xâm nhập và phát triển, là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm bao quy đầu.

Các vấn đề thường gặp trên bao quy đầu
Các vấn đề thường gặp trên bao quy đầu

Viêm đường tiết niệu

Trẻ bị sưng bao quy đầu còn có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu xảy ra khi cơ quan sinh dục của trẻ không được vệ sinh đúng cách. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm bàng quang, sỏi thận, viêm thận.

Viêm đường tiết niệu mãn tính ở những trẻ lớn hơn có thể gây ra bệnh suy thận, đái rắt, tiểu buốt, bệnh viêm niệu đạo sưng tấy. Trẻ bị viêm đường tiểu cũng bị sa sút về sức khỏe do đau bụng, quấy khóc, biếng ăn, sụt cân…

Lột bao quy đầu quá mạnh, bao quy đầu dài và hẹp

Sưng bao quy đầu ở trẻ có thể là hệ quả của việc lột bao quy đầu quá mạnh, lột bao quy đầu quá sớm, hay do bao quy đầu quá dài, bao quy đầu bị hẹp.

Ở trẻ mới sinh, bao quy đầu thường có biểu hiện dài và hẹp, đa số bao quy đầu sẽ tự tụt xuống trước tuổi dậy thì, chỉ một số ít là bị dài và hẹp bao quy đầu ở tuổi trưởng thành. Phụ huynh không nên lột bao quy đầu cho trẻ sớm, vì phần đầu dương vật của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng và nhiễm trùng trong giai đoạn này.

Các triệu chứng cần cảnh giác khi trẻ bị sưng bao quy đầu

Tình trạng bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Khi chăm sóc trẻ, phụ huynh cần cảnh giác khi trẻ có những biểu hiện dưới đây:

  • Quy đầu sưng phồng, có dịch bên trong
  • Trẻ quấy khóc, la hét mỗi khi đi tiểu, trẻ lớn hơn có thể kêu đau hoặc sợ hãi khi đi tiểu
  • Trẻ đau buốt, khó chịu khi vệ sinh vùng kín.
  • Đầu dương vật sưng đỏ, lở loét, nổi mụn nước, trẻ gãi, quấy khóc.
  • Đầu dương vật bị dính, lỗ sáo có bựa sinh dục bất thường
  • Nước tiểu có màu vàng đục, mùi khai nồng, màu vàng sẫm hoặc nâu.
  • Trẻ bỏ ăn, hay quấy khóc, mệt mỏi, ít vận động, sốt cao…

Phụ huynh cần chủ động theo dõi để kịp thời can thiệp, tránh để bệnh ngày càng nghiêm trọng và gây ra những hệ lụy sau này.

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ

Cách chữa sưng bao quy đầu ở trẻ em

Trẻ có dấu hiệu sưng bao quy đầu cần được điều trị càng sớm càng tốt. Khi bao quy đầu của trẻ có những biểu hiện bất thường như sưng, đau, viêm…, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp trẻ thoát khỏi những tổn thương và khó chịu do viêm nhiễm gây ra.

Ngoài ra, việc điều trị sớm cũng giúp ngăn ngừa những biến chứng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sức khỏe của trẻ sau này.

Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Để việc điều trị cho trẻ đạt hiệu quả, phòng ngừa bệnh tái phát, phụ huynh cũng cần lưu ý những vấn đề dưới đây khi chăm sóc cho trẻ:

  • Không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ hàng ngày đúng cách. Có thể dùng nước muối sinh lý để rửa nếp gấp bên trong bao quy đầu.
  • Tránh ngâm hoặc rửa vùng kín của bé quá sâu, nhất là những bé đang có dấu hiệu sưng viêm quy đầu.
  • Không nên sử dụng tăm bông để vệ sinh bao quy đầu cho trẻ. Sợi bông có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.
  • Trong quá trình vệ sinh, phụ huynh không nên xối nước quá mạnh vào bao quy đầu vì có thể khiến mầm bệnh vào sâu bên trong.
  • Mặc quần áo với chất liệu thoáng mát cho trẻ, không nên cho bé mặc đồ quá chật.
  • Không lột bao quy đầu cho trẻ chưa đủ tuổi vì có thể gây viêm nghiêm trọng hơn.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc về tình trạng bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ và cách chữa sưng bao quy đầu ở trẻ em. Liên hệ với Megadom theo số hotline 096.154.4622 hoặc đăng ký đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY để được bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu tư vấn sức khỏe và đặt lịch khám chữa bệnh.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời