Các giai đoạn của bệnh giang mai có đặc điểm gì?

Bệnh giang mai có bốn giai đoạn (nguyên phát, thứ phát, tiềm ẩn và giai đoạn ba), mỗi giai đoạn có những triệu chứng khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ rõ hơn các giai đoạn của bệnh giang mai cũng như các đặc điểm của từng giai đoạn.

Các giai đoạn của bệnh giang mai có đặc điểm gì?
Các giai đoạn của bệnh giang mai có đặc điểm gì?

Bệnh giang mai là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, nó có thể chữa khỏi nhưng có thể phát triển những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bệnh phát triển theo 4 giai đoạn như sau:

Bệnh giang mai giai đoạn nguyên phát (giai đoạn 1)

Giai đoạn nguyên phát của bệnh giang mai còn được gọi là giai đoạn đầu. Trong khoảng từ 10 – 90 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, các triệu chứng ban đầu sẽ xuất hiện. Khi đó bạn có thể nhận thấy các hạch bạch huyết gần háng được mở rộng. 

Đặc trưng của giai đoạn này là:

  • Các vết loét không đau xuất hiện ở vị trí nhiễm trùng (miệng, hậu môn, trực tràng, âm đạo hoặc dương vật). Các vết loét này được gọi là săng.
  • Vết loét có đặc điểm là vết trợt nông, có hình tròn hoặc bầu dục, không có gờ nổi cao, màu đỏ giống như thịt tươi và có nền cứng.
  • Các vết loét sẽ tự lành sau 3 đến 6 tuần, nhưng không có nghĩa là giang mai đã biến mất, lúc này người bệnh vẫn có thể lây truyền giang mai cho người khác.
  • Bệnh ở giai đoạn này có thể dễ dàng được điều trị khỏi bằng thuốc.

Nếu bệnh giang mai nguyên phát không được điều trị, nó sẽ tiến triển sang giai đoạn tiếp theo, gọi là giai đoạn thứ phát.

Bệnh giang mai giai đoạn thứ phát (giai đoạn 2)

Đây là một trong các giai đoạn của bệnh giang mai. Khoảng 2 – 10 tuần sau khi xuất hiện vết đau đầu tiên, người bệnh sẽ nhận thấy một số biểu hiện đặc trưng của bệnh giang mai giai đoạn thứ phát như sau:

  • Nổi mẩn đỏ hoặc nâu đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân
  • Xuất hiện các vết loét trong miệng, hậu môn, bộ phận sinh dục
  • Hạch bạch huyết bị sưng
  • Sốt
  • Đau họng
  • Rụng tóc từng mảng
  • Đau đầu và đau nhức cơ thể
  • Mệt mỏi cực độ
  • Viêm hạch lan rộng

Các triệu chứng này có thể biến mất trong vòng một vài tuần hoặc cứ xuất hiện và biến mất lặp lại như vậy trong vòng một năm. Nếu bệnh không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh giang mai phát triển qua các giai đoạn khác nhau
Bệnh giang mai phát triển qua các giai đoạn khác nhau

Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Bệnh giang mai thứ phát nếu như không được điều trị thì nó có thể tiến triển sang giai đoạn tiếp theo, gọi là bệnh giang mai tiềm ẩn. Không phải bệnh nhân nào cũng trải qua giai đoạn này, việc trải qua giai đoạn này cũng đồng nghĩa với việc người bệnh đã mang mầm bệnh trong cơ thể nhiều năm.

Trong giai đoạn bệnh giang mai tiềm ẩn, vi khuẩn giang mai vẫn còn sống trong cơ thể người bệnh nhưng người bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng. Trong giai đoạn này, bệnh không lây nhiễm, tuy nhiên bệnh vẫn có thể ảnh hưởng đến tim, não, dây thần kinh, xương và các bộ phận khác trên cơ thể. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm.

Một số trường hợp người bệnh sẽ bước vào giai đoạn tiếp theo của bệnh giang mai, đó là giai đoạn thứ ba.

Bệnh giang mai giai đoạn ba (giai đoạn cuối)

Bệnh giang mai giai đoạn thứ ba là giai đoạn cuối cùng của bệnh, nó có thể xuất hiện từ 10 – 30 năm sau khi bị nhiễm trùng lần đầu tiên.

Giai đoạn này bắt đầu khi các triệu chứng ở bệnh giang mai giai đoạn thứ hai biến mất. Trong giai đoạn này, bệnh không lây nhiễm, nhưng nhiễm trùng đã bắt đầu ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Khi các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị phá hủy, người bệnh có thể tử vong.

Các triệu chứng của bệnh giang mai cấp ba có thể bao gồm:

  • Vấn đề kiểm soát chuyển động của cơ, dáng đi bất thường
  • Tê ở tứ chi
  • Vấn đề về thị lực (người bệnh có thể bị mất thị lực)
  • Lú lẫn, đa đầu, co giật
  • Mất trí nhớ
  • Thay đổi tính cách
  • Tổn thương tim mạch.

Giai đoạn nào bệnh giang mai có thể lây nhiễm?

Một người mắc bệnh giang mai có thể lây truyền bệnh cho bạn tình trong hai giai đoạn đầu và giai đoạn tiềm ẩn sớm. Nếu bạn tình tiếp xúc với vết săng hoặc vết phát ban của bệnh giang mai, người đó có thể bị nhiễm trùng gây bệnh giang mai.

Vi khuẩn gây bệnh giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể qua bộ phận sinh dục, miệng hoặc vùng da bị tổn thương. Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh sang con.

Ngay cả khi vết săng ẩn bên trong âm đạo hoặc trực tràng thì người bệnh vẫn có thể lây truyền bệnh cho người khác. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh lây truyền qua đường tình dục này, hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Nếu bạn nghi ngờ rằng bản thân hoặc bạn tình mắc phải bệnh này, hãy đi xét nghiệm và điều trị càng sớm càng tốt để tránh bệnh tiến triển sang các giai đoạn nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Herpes mụn rộp sinh dục có nguy hiểm không?

Trên đây là thông tin tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh giang mai. Nếu bạn có thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, hãy liên hệ với Thẩm mỹ Nam khoa Megadom qua số Hotline/Zalo: 096.154.4622 hoặc đăng ký tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời