MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra và có thể lây truyền sang người khác. Vậy, bị sùi mào gà có đi nước ngoài được không? Liệu có ảnh hưởng gì tới việc xuất khẩu lao động Nhật Bản hay có được đi nghĩa vụ quân sự không? Cùng Megadom tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Bị sùi mào gà có đi nước ngoài được không?
Bị sùi mào gà có đi nước ngoài được không nhận được sự quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Bị sùi mào gà có thể đi được nước ngoài hay không phụ thuộc vào quy định của đất nước mà bạn định đặt chân tới. Mỗi quốc gia sẽ có những quy định sức khỏe khi nhập cảnh. Bạn nên tìm hiểu thông tin nhập cảnh của nước sở tại trước khi làm các thủ tục khác, để không bị ảnh tới lộ trình của bạn.
Bệnh sùi mào gà do virus HPV lây truyền qua đường tình dục, tiếp xúc với da hoặc các dịch nhầy chứa virus HPV. Do đó mà người bệnh cần có ý thức tuân thủ các biện pháp phòng tránh trong quan hệ tình dục cũng như hạn chế tiếp xúc thân mật với người khác.
Nếu phát hiện bị bệnh bạn cần tới bác sĩ theo dõi và điều trị trước khi ra nước ngoài. Hiện nay bệnh sùi mào gà chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bệnh có thể điều trị để ngăn chặn diễn tiến nặng hơn hoặc các biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,…
Có thể bạn quan tâm: Bệnh sùi mào gà bao lâu phát bệnh? Có nguy hiểm không?
2. Bị sùi mào gà có đi Nhật được không?
Trong thời gian gần đây, có nhiều người lựa chọn Nhật Bản để đi xuất khẩu lao động, học tập, nâng cao tay nghề và có nguồn thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, việc đi tới Nhật Bản đã có những thay đổi về quy định về điều kiện nhập cảnh.
Theo quy định, có 13 nhóm bệnh không đủ điều kiện để đi xuất khẩu lao động tại Nhật, bao gồm:
- Các nhóm bệnh về tim mạch
- Bệnh hô hấp
- Các bệnh về tiêu hóa
- Bệnh thận và tiết niệu
- Thần kinh
- Nội tiết
- Tâm thần
- Sinh dục
- Xương khớp
- Da liễu
- Hoa liễu
- Các bệnh về mắt
- Tai mũi họng
- Răng hàm mặt.
Nhóm hoa liễu là những bệnh lây qua đường tình dục cực kỳ nguy hiểm và được cảnh báo có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Trong đó, bệnh sùi mào gà được xếp vào nhóm bệnh hoa liễu.
Như vậy, nếu bạn bị mắc bệnh lây truyền sùi mào gà sẽ không đủ điều kiện để đi Nhật. Bởi đây là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị và có thể dễ dàng lây lan qua người khác.
3. Bị sùi mào gà có đi nghĩa vụ không?
Bên cạnh câu hỏi “bị sùi mào gà có đi nước ngoài được không?” thì thắc mắc “bị sùi mào gà có đi nghĩa vụ không?” cũng được nhiều người quan tâm. Theo thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, mục phụ lục phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật, bệnh sùi mào gà (Papilloma) có điểm sức khỏe là 4. Trong đó, điểm 4 chỉ tình trạng sức khỏe công dân ở mức trung bình.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có 8 chỉ tiêu được ghi trong phiếu chấm khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1
- Loại 2: Có tối thiểu 1 chỉ tiêu bị điểm 2
- Loại 3: Có tối thiểu 1 chỉ tiêu bị điểm 3
- Loại 4: Có tối thiểu 1 chỉ tiêu bị điểm 4
- Loại 5: Có tối thiểu 1 chỉ tiêu bị điểm 5
- Loại 6: Có tối thiểu 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Như vậy, căn cứ theo phiếu chấm trên, nếu công dân bị phát hiện mắc bệnh sùi mào gà trong quá trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ xếp loại 4.
Ngoài ra, Thông tư 148/2018/TT-BQP cũng quy định, công dân được tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự cần đáp ứng điều kiện sức khỏe sau:
- Chọn những công dân có sức khỏe xếp loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
- Không tuyển chọn những công dân có tật khúc xạ về mắt loại 3 (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ), nhiễm HIV, AIDS, ma túy.
Chiếu theo các quy định nêu trên, có thể thấy rằng, những công dân bị xác định mắc sùi mào gà sẽ không đủ điều kiện tiêu chuẩn về sức khỏe để nhập ngũ. Do vậy, những công dân này sẽ được hoãn nhập ngũ trong thời bình.
Thủ tục để xin hoãn nghĩa vụ quân sự nếu bị mắc bệnh sùi mào gà như sau:
- Đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình bản chính.
- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu,… bản photo.
- Giấy xét nghiệm dương tính sùi mào gà và sổ khám khám bệnh.
Sau đó, bạn hãy nộp hồ sơ tại UBND cấp xã/phường để được hỗ trợ. Nếu Hội đồng nghĩa vụ quân sự tại địa phương không giải quyết, bạn có thể tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên cấp huyện/quận để được cân nhắc.
Trong trường hợp nếu bạn vẫn muốn tham gia đi nghĩa vụ quân sự, hãy viết đơn tình nguyện nhập ngũ và gửi đến Ban chỉ huy quân sự để được xem xét.
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc “bị sùi mào gà có đi nước ngoài được không” và những câu hỏi liên quan. Theo đó, sùi mào gà là căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Nếu có những dấu hiệu như ngứa, sưng, xuất hiện các nốt sùi, chảy máu, đau khi quan hệ tình dục,… Bạn hãy tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn khám chữa bệnh nam khoa, hãy liên hệ ngay với Thẩm mỹ Nam khoa Megadom TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline/Zalo: 096.154.4622