Giang mai thần kinh là bệnh gì?

Giang mai thần kinh là một tình trạng gây ra các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh như đột quỵ, tê liệt. Vậy giang mai thần kinh là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa bệnh?

Giang mai thần kinh là bệnh gì?
Giang mai thần kinh là bệnh gì? 

Trong bài viết dưới đây, Thẩm mỹ Nam khoaMegadom sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

1. Giang mai thần kinh là bệnh gì?

Giang mai thần kinh là một biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai – một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn Treponema pallidum (vi khuẩn gây bệnh giang mai) xâm chiếm não bộ và tủy sống của người bệnh.

Bệnh giang mai thần kinh và bệnh giang mai là những tình trạng riêng biệt, nhưng chúng có liên quan đến nhau. Giang mai thần kinh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và gây ra các triệu chứng về thần kinh; trong khi đó, bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.

Giang mai thần kinh nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Tê liệt vĩnh viễn, mất trí nhớ, thậm chí tử vong. Do vậy, việc điều trị ngay khi bệnh xuất hiện là điều rất cần thiết.

2. Các dạng của bệnh giang mai thần kinh

ThS. BS Đức – Thẩm mỹ Nam khoa Megadom cho biết, bệnh giang mai thần kinh có thể được chia thành năm dạng, nằm trong hai nhóm là giang mai thần kinh sớm và giang mai thần kinh muộn. Mỗi dạng bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.

2.1. Giang mai thần kinh sớm

Nhóm bệnh giang mai thần kinh sớm bao gồm các dạng sau:

Giang mai thần kinh không triệu chứng (ANS)

Người mắc giang mai thần kinh ở dạng này không gặp bất cứ triệu chứng nào về thần kinh. Dạng này xảy ra trước khi các dấu hiệu của bệnh giang mai xuất hiện.

Bác sĩ có thể chẩn đoán dạng này khi phân tích dịch não tủy và tìm thấy bằng chứng về bệnh giang mai nhưng người bệnh không có triệu chứng. Nếu người bệnh mắc phải bệnh giang mai và không được chữa trị thì bệnh giang mai thần kinh không triệu chứng thường xảy ra trong vòng khoảng vài tuần đầu tiên hoặc vài năm đầu tiên sau khi bị nhiễm trùng.

Giang mai thần kinh màng não

Dạng này xảy ra khi vi khuẩn giang mai xâm nhập vào não gây viêm màng não. Bệnh gây ra các triệu chứng như: 

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Cứng cổ
  • Vấn đề về thị lực hoặc thính giác
  • Rối loạn chức năng thần kinh sọ não.

Nếu người bệnh mắc phải giang mai và không được điều trị thì tình  trạng giang mai thần kinh màng não có thể xảy ra trong vòng vài tháng đầu đến vài năm sau khi bị nhiễm bệnh.

Giang mai thần kinh mạch máu não

Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn giang mai gây viêm thành động mạch màng não (viêm nội mạc) của người bệnh. Điều này dẫn đến hình thành các huyết khối (khi cục máu đông làm tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc động mạch) và cản trở dòng máu chảy đến các mô não. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, nó có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Chóng mặt
  • Đột quỵ
  • Yếu hoặc mất cơ (teo cơ), đặc biệt là ở chân.

Nếu người bệnh mắc phải bệnh giang mai và không được điều trị, dạng giang mai thần kinh này có thể xảy ra trong vòng vài tháng đầu đến vài năm sau khi nhiễm bệnh.

Giang mai thần kinh là biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai
Giang mai thần kinh là biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai

2.2. Giang mai thần kinh muộn

Bệnh giang mai thần kinh giai đoạn muộn bao gồm các dạng sau:

Liệt toàn thân

Dạng bệnh này xảy ra do viêm màng não mãn tính, dẫn đến các mô não bị phá hủy và gây ra một loạt các triệu chứng và tình trạng tâm lý.

Các triệu chứng ban đầu của dạng này bao gồm: Rối loạn tâm trạng, tâm trạng thay đổi thất thường, thay đổi tính cách, yếu cơ, mất khả năng sử dụng đúng từ ngữ, thậm chí có thể tiến triển thành chứng mất trí nhớ.

Nếu người bệnh mắc giang mai và không điều trị, dạng biến chứng này có thể xảy ra trong khoảng 3 – 30 năm sau lần đầu tiên nhiễm trùng.

Bệnh Tabes dorsalis

Đây là một dạng biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh giang mai, nó ảnh hưởng đến cột sống của người bệnh. Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm các vấn đề về vận động, đau dây thần kinh và rối loạn chức năng bàng quang.

Nếu bạn mắc bệnh giang mai và không được điều trị, bệnh Tabes Dorsalis có thể xảy ra ở bất cứ đâu từ 5 đến 50 năm sau khi nhiễm bệnh.

3. Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh giang mai thần kinh?

Giang mai thần kinh có thể xảy ra ở bất kỳ ai mắc bệnh giang mai, đặc biệt là những người mắc giang mai một thời gian dài (trong nhiều tháng hoặc nhiều năm) mà không điều trị.

Những người quan hệ tình dục không an toàn là đối tượng có nguy cơ nhiễm giang mai cao, đặc biệt là ở những nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.

Những người nhiễm HIV có nguy cơ gặp phải các triệu chứng giang mai thần kinh sớm hơn những người không nhiễm HIV, nguyên nhân có thể là những người nhiễm HIV có hệ thống miễn dịch yếu.

4. Nguyên nhân gây bệnh giang mai thần kinh là gì?

Nguyên nhân gây bệnh giang mai thần kinh là do một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum (vi khuẩn gây bệnh giang mai) xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương và gây ra các triệu chứng về thần kinh. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua hậu môn, âm đạo, dương vật, miệng hoặc vùng da bị tổn thương.

Bệnh giang mai thần kinh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong các giai đoạn của bệnh giang mai. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng gặp phải biến chứng này. Nếu một người bị nhiễm giang mai càng lâu không điều trị thì nguy cơ gặp biến chứng giang mai thần kinh càng tăng.

Vi khuẩn Treponema pallidum (vi khuẩn gây bệnh giang mai)
Vi khuẩn Treponema pallidum (vi khuẩn gây bệnh giang mai)

5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh giang mai thần kinh?

Cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh giang mai thần kinh đó là tránh mắc phải bệnh giang mai. Và để phòng ngừa tình trạng này thì cách chắc chắn nhất đó là kiêng quan hệ tình dục.

Nếu bạn quan hệ tình dục, bạn có thể giảm nguy cơ mắc giang mai bằng cách:

  • Luôn sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ (sử dụng bao cao su)
  • Tránh quan hệ với nhiều bạn tình, hãy chung thủy với bạn đời

Nếu bạn thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn và quan hệ với nhiều bạn tình, hãy đi xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục một cách thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào như đau đầu, rụng tóc, giảm cân, đau cơ, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết thì hãy đến bệnh viện ngay để được bác sĩ kiểm tra và làm các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cơ hội tránh được bệnh giang mai thần kinh càng cao.

Nếu bạn có thắc mắc cần được tư vấn về sức khỏe nam khoa, hãy liên hệ Thẩm mỹ Nam khoa Megadom qua Hotline/Zalo: 096.154.4622 hoặc đăng ký tư vấn khám chữa bệnh TẠI ĐÂY.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời