MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bệnh giang mai là một bệnh xã hội nên một số người ngại đến bệnh viện. Vậy có cách chữa bệnh giang mai tại nhà không? Cách chữa bệnh giang mai bằng thuốc nam được nhiều người lưu truyền liệu có mang lại hiệu quả không? Dr. Megadom sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết này.
1. Có cách chữa bệnh giang mai tại nhà không?
Trước khi trả lời “Có cách chữa bệnh giang mai tại nhà không”, chúng ta cần biết tác nhân gây ra bệnh giang mai là gì. Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn Treponema pallidum, khi mới bị nhiễm, người bệnh thường khó nhận biết vì các triệu chứng ban đầu có thể dễ gây nhầm lẫn với những bệnh khác.
Bác sĩ Đức – Dr. Megadom cho biết, hiện nay phương pháp điều trị bệnh giang mai được áp dụng cho tất cả các giai đoạn là sử dụng kháng sinh penicillin đường tiêm. Trong trường hợp người bệnh dị ứng với thuốc này, bác sĩ có thể kiểm tra và xem xét thay thế bằng kháng sinh khác như Tetracycline hoặc Erythromycin.
Hiện nay không có bất cứ loại thuốc không kê đơn hay cách chữa bệnh giang mai tại nhà nào có thể chữa khỏi bệnh. Chỉ có kháng sinh mới có thể chữa khỏi bệnh, và việc điều trị bằng kháng sinh cần phải có chỉ định từ bác sĩ. Các trường hợp tự chữa bệnh giang mai tại nhà thường không thể chữa dứt điểm bệnh và vẫn cần đến liệu trình kháng sinh phù hợp, đồng thời cần có sự theo dõi của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả chữa trị.
Do vậy, nếu bạn nghi ngờ bản thân đã nhiễm bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm càng sớm càng tốt, không nên vì e ngại mà bỏ lỡ thời gian “vàng” chữa bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp cho việc chữa trị dễ dàng hơn và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm sau này.
Xem thêm: Vết săng giang mai giai đoạn đầu là gì?
2. Trong quá trình chữa bệnh giang mai, người bệnh nên làm gì tại nhà?
Trong quá trình chữa bệnh giang mai, ngoài việc đảm bảo thực hiện liệu trình kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý:
- Không nên ăn các thực phẩm cay nóng, tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, các thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ ngọt
- Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích
- Nên bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin A, vitamin B12, vitamin B6 vào thực đơn hàng ngày.
- Không được phép tự ý dừng điều trị, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất
- Không quan hệ tình dục, đặc biệt là với bạn tình mới, trong thời gian điều trị vì có thể lây nhiễm bệnh cho người khác
- Bắt buộc phải đi xét nghiệm HIV
- Thông báo cho cả bạn tình cùng điều trị nhằm tránh tái nhiễm bệnh.
3. Chữa bệnh giang mai bằng thuốc nam có hiệu quả không?
Trong dân gian lưu truyền một số cách chữa bệnh giang mai bằng thuốc nam và được nhiều người bệnh quan tâm. Vậy hiệu quả của các phương pháp này như thế nào? Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh giang mai bằng bằng thuốc nam được nhiều người quan tâm.
3.1. Chữa bệnh giang mai tại nhà bằng lá ngải cứu
Ngải cứu là một trong những cây thuốc nam khá quen thuộc đối với người Việt Nam. Loài cây này có tên khoa học là Artemisia vulgaris L. và thường được sử dụng làm tinh dầu. Các thành phần hợp chất hóa học có trong tinh dầu ngải cứu gồm
Các bộ phận mọc trên mặt đất của cây ngải cứu thường được sử dụng để làm tinh dầu. Các hợp chất trong dầu ngải cứu gồm cineol, matricaria este, dehydro, tricosanol, tetradecatrilin… Những chất này được cho là có khả năng sát khuẩn, giảm viêm, giảm đau, liền sẹo hiệu quả.
Nhiều người cho rằng có thể điều trị bệnh giang mai tại nhà bằng lá ngải cứu. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng của ngải cứu trong việc điều trị bệnh giang mai.
3.2. Chữa bệnh giang mai tại nhà bằng gừng tươi
Gừng là một loại gia vị được dùng rất phổ biến trong các món ăn của người Việt. Không những thế, gừng còn được sử dụng như một vị thuốc nam có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe như: Hỗ trợ tiêu hóa, trị nôn mửa, cảm mạo, chữa ho mất tiếng…
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, gừng có tính kháng khuẩn, giúp chống lại vi khuẩn E coli, Salmonella typhi và Bacillus subtilis. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều dữ liệu nghiên cứu về tác dụng của gừng trong việc điều trị bệnh giang mai.
Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế khi có ý định điều trị bệnh giang mai bằng gừng tươi.
3.3. Chữa giang mai bằng cháo hoa mai
Vị thuốc nam hoa mai được sử dụng trong món ăn bài thuốc này là loại hoa mai trắng (hoa của cây mơ), còn được biết đến với tên gọi khác là nhất chi mai.
Hoa mai trắng có tên khoa học là Prunus armeniaca L., thường được sử dụng làm thuốc trong Đông Y với các công dụng như: Giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm.
Vị thuốc này có tác dụng trong việc chữa trị các chứng bệnh như sốt cao, khát nước do nhiệt, ho, hầu họng sưng đau, tức ngực, bỏng, chóng mặt, chán ăn, lao hạch…
Theo Y học hiện đại, trong thành phần của hoa mai trắng có chứa nhiều tinh dầu như, farnesol, terpineol, cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, indol…và một số chất khác như meratin, calycanthine, caroten…
Các thành phần hóa học trong hoa mai trắng có tác dụng bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lị, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao…
Có một số phương thuốc dân gian dùng hoa mai nấu cháo được lưu truyền để điều trị các tình trạng như: Đau dạ dày; viêm gan, xơ gan ở mức độ nhẹ; nấc; viêm họng mạn tính; ho dai dẳng; mai hạch khí (cảm giác trong học có vật gây tắc, không nuốt cũng không nhổ ra được).
Tuy vậy, vẫn chưa có nghiên cứu nào nói rằng cháo hoa mai có thể chữa khỏi bệnh giang mai. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ khi có ý định chữa bệnh bằng bài thuốc nam này.
3.4. Cách chữa bệnh giang mai tại nhà bằng cháo bồ công anh
Đây cũng là một trong những cách chữa bệnh giang mai tại nhà được lưu truyền trong dân gian. Cây bồ công anh có hai loại phổ biến đó là loại của Việt Nam và loại của Trung Quốc.
Loại bồ công anh của Việt Nam được sử dụng trong một số bài thuốc nam với các công dụng như: Chữa sưng vú, tắc tia sữa; chữa ăn uống khó tiêu, mụn nhọt; chữa đau dạ dày.
Loại bồ công anh của Trung Quốc có nhiều đặc tính như lợi tiểu, chống viêm, bảo vệ gan, bảo vệ hệ miễn dịch, kháng nấm, kháng virus, kháng khuẩn, chống oxy hóa, ngừa béo phì, chữa tiểu đường, ngừa ung thư.
Có lẽ bởi đặc tính kháng khuẩn hay kháng virus mà một số người cho rằng cây bồ công anh có thể sử dụng để chữa bệnh giang mai. Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học nói về tác dụng của bồ công anh trong việc điều trị bệnh giang mai. Chính vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp chữa bệnh giang mai bằng thuốc nam này.
4. Lưu ý cho người bệnh
Bệnh giang mai có thể chữa khỏi bằng kháng sinh, điều quan trọng là người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị đúng cách theo phác đồ điều trị giang mai của Bộ Y tế.
Chưa có cách chữa bệnh giang mai tại nhà hiệu quả, vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng bất kỳ phương pháp dân gian nào trong quá trình chữa bệnh, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và không cản trở quá trình điều trị, tránh làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn do tương tác với thuốc đang sử dụng.
Trên đây là thông tin tìm hiểu về cách chữa bệnh giang mai tại nhà và một số phương pháp chữa bằng thuốc nam. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết liên quan đến căn bệnh này.
Nếu bạn có thắc mắc cần được bác sĩ tư vấn, hãy liên hệ Thẩm mỹ Nam khoa Megadom qua số Hotline 096.154.4622 hoặc đăng ký tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY.