Vết săng giang mai là gì? Dấu hiệu giang mai ở miệng giai đoạn đầu

Vết săng giang mai là một trong những đặc trưng của bệnh giang mai giai đoạn 1. Vậy vết săng giang mai là gì, có đặc điểm như thế nào? Dấu hiệu săng giang mai ở miệng giai đoạn đầu ra sao? Cùng Megadom tìm hiểu nhé!

Vết săng giang mai là gì? Dấu hiệu giang mai ở miệng giai đoạn đầu
Vết săng giang mai là gì? Dấu hiệu giang mai ở miệng giai đoạn đầu

1. Vết săng giang mai là gì?

Vết săng giang mai (Chancre) là triệu chứng đầu tiên và đặc trưng của bệnh giang mai giai đoạn 1 (giai đoạn đầu). Nó là một vết loét nhỏ, thường không đau, xuất hiện tại nơi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vết săng thường hình thành vào thời điểm khoảng 3 tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn giang mai.

2. Vết săng giang mai giai đoạn 1 có đặc điểm nhận biết ra sao?

Vết săng giang mai giai đoạn 1 (giai đoạn đầu) có đặc điểm như sau:

  • Là một vết trợt nông, có nền cứng, có hình tròn hoặc hình bầu dục, nhỏ, không đau, không có gờ nối cao, màu đỏ thịt tươi (còn được gọi là “săng cứng”).
  • Vị trí xuất hiện: Thường xuất hiện ở niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới, săng thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé, mép hộ. Ở nam giới, săng thường thấy ở quy đầu, miệng sáo, dương vật, bìu… Ngoài ra, săng giang mai còn xuất hiện ở miệng, môi, lưỡi…

Nhiều người mắc bệnh giang mai thường không nhìn thấy vết săng, đó là vì nó thường không đau và có thể nằm ẩn trong âm đạo hoặc trực tràng. Săng sẽ tự lành trong vòng 3 đến 6 tuần. Cho dù vết săng có thể tự lành nhưng nếu người bệnh không được điều trị đầy đủ thì bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 2.

Xem thêm: Các giai đoạn của bệnh giang mai có đặc điểm gì?

Vết săng giang mai
Vết săng giang mai

3. Dấu hiệu giang mai ở miệng giai đoạn đầu như thế nào?

Bệnh giang mai ở miệng xảy ra khi nhiễm khuẩn lây lan thông qua quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex). Trong quá trình tiếp xúc, vi khuẩn gây bệnh giang mai sẽ xâm nhập vào những vết xước hoặc những chỗ hở trên niêm mạc môi hoặc miệng. Bệnh gây ra các tổn thương xung quanh vùng miệng, môi, lưỡi, họng cho người mắc phải.

Trong khoảng thời gian ủ bệnh từ 20 – 35 ngày, người bệnh sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Sau thời gian ủ bệnh 3 – 90 ngày, tại vị trí bị nhiễm khuẩn ở xung quanh miệng sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu. 

Tuy nhiên, dấu hiệu giang mai ở miệng ban đầu khá giống với các tình trạng như viêm họng, nhiệt miệng… nên nhiều người thường chủ quan, không đi viện khám sớm. Chỉ khi các vị trí bị tổn thương tiến triển ngày càng nặng, gây khó khăn cho việc ăn uống thì người bệnh mới đi kiểm tra.

Những dấu hiệu giang mai ở miệng giai đoạn đầu thường bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, những dấu hiệu này khá giống với bệnh cảm do thời tiết. Khi ăn uống có thể cảm thấy khó nuốt.
  • Xuất hiện các vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục, màu hồng nhạt, nền cạn, có bán kính khoảng 1 – 2cm ở quanh miệng, khoang miệng, môi, lưỡi, họng. Đây chính là các vết săng giang mai ở miệng giai đoạn đầu. Khi vết loét mới xuất hiện, người bệnh thường không thấy đau hay khó chịu.
  • Các vết loét dần dần lan rộng, tăng dần về kích thước và số lượng vết loét. Người bệnh bắt đầu thấy đau, ngứa, rát, khó chịu.
  • Tại vị trí ổ họng hoặc dưới thành họng, amidan có thể bị sưng và gây đau cho người bệnh.
  • Khi bệnh phát triển nặng hơn, người bệnh có thể gặp khó khăn khi ăn uống, đau và khó chịu khi nuốt nước bọt.
  • Các triệu chứng khác có thể đi kèm gồm: Đau sưng khớp, đau bụng, rụng tóc nhiều, nổi ban khắp cơ thể, khó thở, nói không ra tiếng.
  • Khi bệnh nặng, miệng sẽ có mùi hôi do mủ hình thành tại các vết loét.
Hình ảnh giang mai o môi
Hình ảnh giang mai o môi
Hình ảnh giang mai ở lưỡi
Hình ảnh giang mai ở lưỡi

4. Chẩn đoán và điều trị săng giang mai như thế nào?

Vết săng giang mai giai đoạn 1 cần được phân biệt với một số bệnh sau: Bệnh Herpes sinh dục, ghẻ, hạ cam, hội chứng Behcet. Vì vậy, cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác trước khi áp dụng bất cứ phác đồ điều trị nào.

Một số quy trình xét nghiệm giúp chẩn đoán săng giang mai gồm:

  • Xác định sự hiện diện của xoắn khuẩn giang mai: Thu thập mẫu bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch soi dưới kính hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn. Hoặc có thể dùng phương pháp nhuộm Fontana Tribondeau nhìn thấy xoắn khuẩn dưới dạng lò xo. Sự có mặt của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép khẳng định chẩn đoán bệnh giang mai.
  • Lấy máu, chiết lấy huyết thanh để thực hiện các phản ứng cần thiết: Quy trình này giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác. 

Nếu vết loét được xác định chính xác là săng giang mai thì bác sĩ sẽ tiến hành phác đồ điều trị giang mai Bộ Y tế giai đoạn 1. Việc điều trị giang mai giai đoạn đầu chủ yếu dựa vào việc sử dụng kháng sinh là có hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị theo phác đồ của bác sĩ, đồng thời bạn tình cũng cần điều trị đồng thời để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm.

Trên đây là thông tin tìm hiểu về vết săng giang mai. Tóm lại, săng giang mai là đặc trưng của bệnh giang mai giai đoạn đầu và có thể điều trị khỏi. Người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Nếu bạn có thắc mắc cần được bác sĩ tư vấn, hãy liên hệ Thẩm mỹ Nam khoa Megadom qua số Hotline 096.154.4622 hoặc đăng ký tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời