Viêm bao quy đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm bao quy đầu là tình trạng khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Vậy viêm bao quy có tự khỏi không, viêm bao quy đầu ở trẻ em bôi thuốc gì, triệu chứng viêm bao quy đầu thế nào, cách điều trị viêm bao quy đầu ra sao? Bác sĩ Đức – Dr. Megadom sẽ giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau đây.

Viêm bao quy đầu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm bao quy đầu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị 

Viêm bao quy đầu là gì?

Viêm bao quy đầu (tiếng Anh là Balanoposthitis) là tình trạng viêm ở cả bao quy đầu và quy đầu dương vật. Nguyên nhân gây bệnh thường là do nhiễm trùng nấm men, vi khuẩn, virus.

Viêm bao quy đầu khác với viêm quy đầu:

  • Viêm quy đầu (hay còn gọi là viêm đầu dương vật) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở quy đầu.
  • Viêm bao quy đầu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cả quy đầu và bao quy đầu.

Viêm bao quy đầu gây viêm và đau, nam giới cảm thấy khó chịu khi đi tiểu, khi đạt cực khoái hoặc xuất tinh.

Nếu một người thường xuyên bị viêm bao quy đầu, rất có thể là dấu hiệu người bệnh mắc bệnh tiểu đường, bên cạnh đó, người bệnh cũng có nguy cơ ung thư dương vật cao hơn. Do vậy, khi có triệu chứng viêm bao quy đầu, người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời.

Viêm bao quy đầu có tự khỏi không?

Viêm bao quy đầu thường không nghiêm trọng. Nó thường tự khỏi hoặc biến mất sau khi điều trị.

Các triệu chứng viêm bao quy đầu sẽ biến mất trong vòng một tuần khi người bệnh vệ sinh đúng cách và điều trị thích hợp.

Viêm bao quy đầu thường gặp ở những ai?

Viêm bao quy đầu có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nam giới trưởng thành chưa cắt bao quy đầu có nguy cơ mắc viêm bao quy đầu cao hơn những người đã cắt. Nguyên nhân do vùng ẩm ướt dưới bao quy đầu tạo ra môi trường lý tưởng cho nấm men, vi khuẩn và nấm phát triển.

Những trường hợp có nguy cơ mắc viêm bao quy đầu gồm:

  • Trẻ em mặc tã.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục kém.
  • Người bị tiểu đường.
  • Người béo phì.
  • Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs).
  • Bị dị ứng với một số hóa chất có trong chất tẩy rửa.
  • Người bị hẹp bao quy đầu.

Bệnh viêm bao quy đầu khá phổ biến. Nó có thể ảnh hưởng tới 12 – 20% trẻ em chưa cắt bao quy đầu, nam giới trưởng thành và cả bé trai khi mới sinh.

  • Trẻ em thường bị viêm bao quy đầu trong độ tuổi từ 2 đến 5.
  • Khoảng 35% người lớn mắc bệnh tiểu đường bị viêm bao quy đầu.
Viêm bao quy đầu có thể gặp ở trẻ em
Viêm bao quy đầu có thể gặp ở trẻ em

Viêm bao quy đầu do nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân viêm bao quy đầu bao gồm:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục kém
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn bao gồm Streptococcus, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella và Staphylococcus cholermidis
  • Nhiễm nấm, bao gồm cả Candida albicans
  • STI, bao gồm bệnh lậu
  • Ghẻ
  • Bệnh vẩy nến
  • Bệnh chàm
  • Viêm da
  • Dị ứng: bao gồm bao cao su, chất bôi trơn, chất diệt tinh trùng, xà phòng mạnh và corticosteroid.

Triệu chứng viêm bao quy đầu như thế nào?

Hình ảnh viêm bao quy đầu ở người lớn và trẻ em như thế nào? Các triệu chứng viêm bao quy đầu bao gồm:

  • Đau và rát trên bao quy đầu và đầu dương vật.
  • Nhạy cảm.
  • Phù (sưng).
  • Ngứa.
  • Xuất hiện các mảng da sáng bóng hoặc trắng trên dương vật.
  • Tiết dịch có mùi hôi (smegma) dưới bao quy đầu.
  • Đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh.
  • Vùng da đổi màu (đỏ, tím hoặc hơi đậm hơn màu da thông thường) có thể trông giống như phát ban.
  • Xuất hiện vết loét hoặc tổn thương trên đầu dương vật.

Cách điều trị viêm bao quy đầu

Có thể trị viêm bao quy đầu tại nhà không? Viêm bao quy đầu bôi thuốc gì?

Bác sĩ Đức – Thẩm mỹ Nam khoa Megadom cho biết, việc lựa chọn phương pháp nào để điều trị viêm bao quy đầu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Với các trường hợp bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, bao gồm cả STDs và STI, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các loại kháng sinh phổ biến bao gồm amoxicillin (Amoxil®), clarithromycin (Biaxin XL®) và erythromycin (Erygel®).
  • Kem chống nấm: Nếu viêm bao quy đầu do nấm gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn một loại kem chống nấm để điều trị. Các loại kem chống nấm phổ biến bao gồm clotrimazole (Lotrimin®), econazole (Spectazole®), miconazole (Neosporin AF®) và sulconazole (Exelderm®). Người bệnh bôi kem lên bao quy đầu và quy đầu theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng histamin: Nếu viêm bao quy đầu do một chất dị ứng nào đó gây ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng histamine.
  • Cắt bao quy đầu: Nếu viêm bao quy đầu tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bao quy đầu cho người bệnh. Với những người có bao quy đầu quá dài hoặc bao quy đầu hẹp, phẫu thuật cắt bao quy đầu là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Với những người bị tiểu đường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách kiểm soát bệnh. Kiểm soát bệnh tiểu đường bao gồm việc theo dõi lượng đường trong máu, duy trì mức cholesterol và chất béo trong máu ở mức hợp lý, kiểm soát huyết áp, tuân theo kế hoạch ăn uống và tập thể dục thường xuyên.
  • Vệ sinh đúng cách: Thường xuyên rửa sạch và lau khô bao quy đầu, quy đầu và bộ phận sinh dục.
Viêm bao quy đầu có thể được điều trị bằng thuốc
Viêm bao quy đầu có thể được điều trị bằng thuốc

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm bao quy đầu?

Vệ sinh đúng cách là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm bao quy đầu. Thường xuyên tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ bao quy đầu, vùng da nhạy cảm dưới bao quy đầu, đầu dương vật và toàn bộ bộ phận sinh dục bằng xà phòng và nước sạch.

Nên đeo bao cao su khi quan hệ tình dục. Đeo bao cao su sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc các nhiễm trùng lây qua đường tình dục – những tác nhân có thể gây viêm bao quy đầu.

Có thể bạn quan tâm:

Cách chăm sóc khi điều trị viêm bao quy đầu tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng những biện pháp sau đây để giảm kích ứng, viêm và khó chịu:

  • Tắm rửa thường xuyên. Rửa sạch mỗi ngày, đặc biệt là dưới bao quy đầu của bạn. Đối với trẻ em, hãy dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của việc vệ sinh đúng cách.
  • Nên sử dụng những sản phẩm xà phòng, kem dưỡng da không chứa hương liệu, không gây dị ứng, dành cho da nhạy cảm.
  • Tránh mặc đồ lót và quần bó sát. Đồ lót và quần bó sát giữ nhiệt và độ ẩm xung quanh vùng kín. Nhiệt độ và độ ẩm tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển.
  • Sử dụng các loại bột giặt dịu nhẹ để giặt quần áo, đặc biệt là đồ lót và quần dài. Khi giặt quần áo, cần xả bằng nước sạch cho hết xà phòng.
  • Giữ bộ phận sinh dục luôn khô ráo. Sau khi đi tiểu, cần lau khô bao quy đầu, quy đầu và lớp da dưới bao quy đầu.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi có các triệu chứng của viêm bao quy đầu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng hay không, xác định nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn thường xuyên bị viêm quy đầu hoặc tình trạng viêm không biến mất sau khi điều trị, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ khám chữa dứt điểm.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc về bệnh viêm bao quy đầu và các phương pháp điều trị. Liên hệ với Megadom theo số hotline 096.154.4622 hoặc đăng ký đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY để được bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu tư vấn sức khỏe và đặt lịch khám chữa bệnh.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời