Xuất tinh ra máu là bệnh gì? Nên uống thuốc gì?

Sự xuất hiện của máu trong tinh dịch (hay còn gọi là xuất tinh ra máu) khiến nam giới lo lắng. Vậy xuất tinh ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Người bệnh nên uống thuốc gì? Cùng bác sĩ Megadom tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết sau đây.

Xuất tinh ra máu là bệnh gì? Nên uống thuốc gì?
Xuất tinh ra máu là bệnh gì? Nên uống thuốc gì?

Xuất tinh ra máu là gì?

Tinh dịch là một hỗn hợp chất lỏng bao gồm tinh trùng và dịch tiết từ tuyến tiền liệt và các tuyến khác.

Khi quá trình xuất tinh bắt đầu, tinh trùng sẽ di chuyển từ phần đuôi của mào tinh, qua ống dẫn tinh, sau đó được trộn lẫn với dịch tiết của tuyến tiền liệt (30%), túi tinh (60%), các tuyến hành niệu đạo (10%), và cuối cùng chúng được được tống xuất ra ngoài theo đường niệu đạo.

Một số trường hợp nam giới xuất tinh ra máu. Sự xuất hiện của máu trong tinh dịch gây ra không ít lo lắng cho người bệnh.

Xuất tinh ra máu là bệnh gì?

Tình trạng xuất tinh ra máu (xuất hiện máu trong tinh dịch) có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Nhiễm trùng và viêm

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của sự xuất hiện máu trong tinh dịch. Có máu trong tinh dịch có thể do tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm trong bất kỳ cơ quan nào liên quan đến việc sản xuất và vận chuyển chuyển tinh dịch ra khỏi cơ thể. Bao gồm các:

  • Tuyến tiền liệt (tuyến sản xuất phần chất lỏng của tinh dịch)
  • Niệu đạo (ống dẫn nước tiểu và tinh dịch từ dương vật)
  • Mào tinh hoàn và ống dẫn tinh (nơi nuôi dưỡng tinh trùng trước khi xuất tinh)
  • Túi tinh (bổ sung thêm chất lỏng cho tinh dịch)

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), bao gồm bệnh lậu, mụn rộp hoặc chlamydia, cũng có thể gây ra tinh trùng có máu.

Chấn thương hoặc do các thủ thuật y tế

Hiện tượng xuất tinh ra máu chủ yếu do người bệnh mới trải qua các thủ thuật y tế như sinh thiết tuyến tiền liệt, xạ trị hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt. Ngoài ra, các chấn thương như gãy xương chậu, chấn thương vùng đáy chậu hoặc tinh hoàn và kiêng quan hệ tình dục kéo dài cũng là những nguyên nhân gây ra xuất tinh ra máu, nhưng ít gặp hơn.

Tắc nghẽn ống dẫn

Sự tắc nghẽn ống phóng tinh hoặc u nang hình thành bên trong tuyến tiền liệt hoặc túi tinh khiến cho các mạch máu tại những cơ quan này bị giãn nở, có thể gây vỡ mạch, dẫn đến tình trạng xuất hiện máu trong tinh dịch.

Khối u và Polyp

Sự phát triển của các khối u, bao gồm polyp lành tính hoặc ung thư tinh hoàn, tuyến tiền liệt, mào tinh hoặc túi tinh, có thể gây ra tình trạng tinh dịch có máu. Tuy nhiên nguyên nhân này rất ít khi xảy ra.

Các vấn đề về mạch máu

Nếu các mạch máu đi qua cung cấp máu hoặc đi qua các cơ quan mà tinh dịch di chuyển qua có thể bị giãn ra bất thường, chẳng hạn như giãn tĩnh mạch, khiến máu rò rỉ vào tinh dịch và dẫn đến hiện tượng xuất tinh có máu.

Bệnh tật

Các bệnh lý như huyết áp cao, HIV, bệnh gan, bệnh bạch cầu và các tình trạng bệnh lý khác cũng liên quan đến tình trạng xuất hiện máu trong tinh dịch.

Các triệu chứng khác liên quan đến hiện tượng xuất tinh ra máu

Để tìm ra nguyên nhân xuất hiện máu trong tinh dịch, bác sĩ có thể hỏi người bệnh về một số triệu chứng liên quan khác, bao gồm:

  • Máu trong nước tiểu (gọi là tiểu máu)
  • Đi tiểu nóng, rát hoặc các triệu chứng đi tiểu đau khác
  • Bàng quang đau có cảm giác căng phồng
  • Khó làm rỗng bàng quang hoàn toàn
  • Xuất tinh đau
  • Các vùng bị sưng hoặc đau trên cơ quan sinh dục hoặc các vết trầy xước rõ ràng do chấn thương
  • Mủ ở dương vật hoặc các dấu hiệu khác của bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Sốt, mạch đập nhanh và huyết áp cao hơn bình thường.

Phương pháp chẩn đoán tình trạng xuất tinh ra máu

Để chẩn đoán tình trạng xuất tinh ra máu, bác sĩ sẽ lấy bệnh sử đầy đủ của người bệnh, bao gồm: lịch sử quan hệ tình dục gần đây và kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:

  • Phân tích nước tiểu hoặc nuôi cấy nước tiểu để xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc các bất thường khác.
  • Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Kiểm tra bao cao su nếu có khả năng máu trong tinh dịch đến từ chu kỳ kinh nguyệt của bạn tình. Người bệnh sẽ được yêu cầu đeo bao cao su và sau đó kiểm tra tinh dịch để tìm xem có máu trong tinh dịch hay không.
  • Xét nghiệm PSA để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
  • Các xét nghiệm tiết niệu khác như nội soi bàng quang, siêu âm, CT và MRI để đánh giá thêm bệnh nhân.
Xuất tinh ra máu uống thuốc gì?
Xuất tinh ra máu uống thuốc gì tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Bị xuất tinh ra máu uống thuốc gì để điều trị?

Việc lựa chọn phương pháp điều trị xuất tinh ra máu cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Nếu nguyên nhân gây xuất tinh ra máu là nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng sinh.
  • Nếu nguyên nhân do viêm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm.
  • Nếu thủ phạm là các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ sẽ điều trị các bệnh này.
  • Nếu nguyên nhân là do người bệnh đã trải qua một số thủ thuật y tế ở đường tiết niệu trong thời gian gần đây, chẳng hạn như sinh thiết tuyến tiền liệt, tình trạng xuất tinh ra máu thường tự biến mất sau vài tuần.

Lưu ý: Người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ sau khi đã được thăm khám, không được tự ý mua thuốc điều trị. Việc sử dụng thuốc không đúng có thể khiến người bệnh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, nhờn thuốc hoặc khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Ở những nam giới trẻ tuổi, hiện tượng có máu trong tinh dịch chỉ xảy ra một vài lần mà không có bất cứ triệu chứng nào khác hoặc không có tiền sử mắc bệnh thì tình trạng đó có thể tự biến mất mà không cần điều trị.

Nếu bạn bị xuất tinh ra máu nhiều lần, cùng với các triệu chứng đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh, bạn nên đến khoa Tiết niệu để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Liên hệ với Phòng khám Nam khoa Megadom theo số hotline 096.154.4622 hoặc đăng ký đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY để được bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu tư vấn sức khỏe và đặt lịch khám chữa bệnh.

Bài Viết Liên Quan

Để lại một bình luận