Bệnh chàm bìu ở nam giới là gì? Có những loại thuốc trị chàm bìu nào?

Bệnh chàm bìu là một trong những bệnh về da liễu rất hay gặp ở nam giới. Vậy bệnh chàm bìu ở nam giới là gì? Bệnh chàm bìu có lây không? Bệnh có nguy hiểm không? Nam giới bị chàm bìu bôi thuốc gì để điều trị?

Bệnh chàm bìu ở nam giới là gì? Có loại thuốc trị chàm bìu nào?
Bệnh chàm bìu ở nam giới là gì? Có loại thuốc trị chàm bìu nào? 

Bệnh chàm bìu có một số triệu chứng giống như bệnh chàm ở những nơi khác trên cơ thể. Trong bài viết dưới đây Megadom sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cùng với những cách giúp điều trị và kiểm soát bệnh.

1. Bệnh chàm bìu ở nam giới là gì?

Bệnh chàm bìu, còn được gọi là viêm da bìu, là một tình trạng da bị khô, ngứa, không lây nhiễm, xảy ra ở vùng da bìu – túi da chứa tinh hoàn. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến dương vật, háng, đùi trong và xung quanh hậu môn.

Bệnh chàm bìu có thể là kết quả của viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc hoặc kết hợp nhiều loại chàm.

2. Triệu chứng và hình ảnh bệnh chàm bìu

Các triệu chứng của bệnh chàm bìu xuất hiện tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, có những giai đoạn mà các triệu chứng trở nên nặng hơn và có những giai đoạn mà chúng được cải thiện. Khi bệnh chàm bìu có các triệu chứng nặng, các bác sĩ gọi đó là đợt bùng phát.

Trong đợt bùng phát, các triệu chứng của bệnh chàm bìu xảy ra ở vùng da bìu có thể bao gồm:

  • Ngứa dữ dội
  • Da khô, nhạy cảm
  • Da bị viêm, có vảy
  • Da bị đổi màu
  • Da thô ráp, dày, nhiều da hoặc có vảy
  • Vùng sưng tấy
  • Vết loét hở, đóng vảy, chảy nước

Các triệu chứng này cũng có thể ảnh hưởng đến vùng da ở dương vật, háng, mông, hậu môn.

Các trường hợp bệnh chàm bìu nghiêm trọng có thể xuất hiện triệu chứng chảy máu, đóng vảy, chảy nước ở các vết loét. Khi bị ngứa, nếu người bệnh dùng tay gãi nhiều thì cũng có thể gây ra các vết loét, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus.

Việc gãi hoặc chà xát liên tục vùng da ngứa cũng có thể dẫn đến hiện tượng lichen hóa, tức là hiện tượng da dày lên, trở nên sần sùi do gãi quá nhiều. Điều này càng khiến người bệnh gãi nhiều hơn, gây ra vòng lặp ngứa – gãi.

Những người bị chàm nặng thì các đợt bùng phát có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Ngoài ra, nếu tình trạng ngứa trở thành mãn tính và khó kiểm soát thì người bệnh có thể bị trầm cảm hoặc lo lắng.

Các triệu chứng của bệnh chàm bìu giống với một số tình trạng gây ngứa và kích ứng ở quanh vùng sinh dục như: Vẩy nến, ghẻ, viêm da thần kinh, mụn rộp sinh dục, mụn cóc sinh dục, xơ cứng địa y… Do vậy, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Herpes mụn rộp sinh dục có nguy hiểm không?

Hình ảnh bệnh chàm bìu ở nam giới
Hình ảnh bệnh chàm bìu ở nam giới

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra bệnh chàm bìu

Bệnh chàm bìu thường xảy ra khi một người có làn da dễ bị kích ứng tiếp xúc với một tác nhân nào đó trong môi trường như hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng, bao cao su…

Các tác nhân gây ra chàm bìu là các tác nhân gây viêm da dị ứng, viêm da tiết bã hoặc viêm da tiếp xúc, chúng thường bao gồm:

  • Nấm men: Sự hiện diện của một loại nấm men nhất định trên da có thể gây ra chàm bìu.
  • Yếu tố môi trường: Những thay đổi về thời tiết hoặc thời tiết quá lạnh, khô hoặc ẩm ướt có thể gây bùng phát bệnh chàm.
  • Chất gây dị ứng: Bao gồm các hóa chất và hương liệu có trong xà phòng, chất tẩy rửa và quần áo; mủ cao su có trong bao cao su, phấn hoa hoặc nấm mốc hoặc tiếp xúc với các vật liệu như kim loại trong đồ trang sức.
  • Căng thẳng tâm lý: Lo lắng và căng thẳng là những tác nhân gây viêm da dị ứng phổ biến.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khiến bạn có thể bị mắc chàm bìu bao gồm:

  • Di truyền: Bệnh chàm bìu có thể liên quan đến di truyền. Một số người bị viêm da dị ứng có đột biến gen chịu trách nhiệm tạo ra filaggrin – một loại protein giúp bảo vệ hàng rào bảo vệ da và giữ ẩm cho da. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2017 đã tìm ra mối liên hệ giữa các gen gây ra bệnh hen suyễn, dị ứng phấn hoa và viêm da dị ứng.
  • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có tiền sử bị viêm da dị ứng, dị ứng phấn hoa hoặc hen suyễn thì bạn có nguy cơ bị bệnh chàm cao hơn.

4. Chàm bìu có lây không?

Chàm bìu xuất hiện ở vùng sinh dục nên nhiều nam giới lo lắng “Chàm bìu có lây không”.

Bác sĩ Đức – Dr. Megadom cho biết, bệnh chàm bìu không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó nó không lây từ người này sang người khác, tuy nhiên trong cùng cơ thể, vùng da bị chàm có thể lan rộng ra xung quanh. Vùng da bị chàm có thể gây ra tổn thương nặng hơn hoặc giảm nhẹ tùy thuộc vào quá trình chăm sóc và điều trị có tốt hay không.

Tuy nhiên, trong trường hợp chàm bìu có liên quan đến nhiễm khuẩn hoặc nấm men thì nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và nấm vẫn có thể xảy ra.

5. Chàm bìu có nguy hiểm không?

Bệnh chàm bìu gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng sinh dục, nếu không được kiểm soát tốt, gãi ngứa liên tục thì nó có thể gây ra viêm nhiễm, lở loét.

Nếu bệnh chàm bìu do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn mà không được chữa trị sớm và dẫn đến hóa chàm tại chỗ thì tình trạng chàm sẽ trở thành mạn tính và kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người bệnh.

Viêm tinh hoàn là biến chứng dễ gặp nhất của bệnh chàm bìu ở nam giới. Viêm tinh hoàn có thể khiến chất lượng tinh trùng bị suy giảm, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người cánh mày râu.

Người bệnh cần đi khám khi:

  • Các triệu chứng của chàm bìu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và giấc ngủ
  • Các triệu chứng của bệnh chàm bìu xuất hiện ngày càng nhiều
  • Khoảng cách giữa các đợt bùng phát ngày càng ngắn
  • Chàm bìu lan sang các khu vực khác trên cơ thể
  • Sốt cao hoặc có biểu hiện nhiễm trùng.

6. Bị chàm bìu bôi thuốc gì?

Thông thường, bệnh chàm là một tình trạng mạn tính và việc điều trị đòi hỏi thời gian lâu dài và khó có thể điều trị triệt để. Phương pháp điều trị được cho là hiệu quả nhất hiện nay là điều trị các triệu chứng nhằm giúp cho các triệu chứng được giảm nhẹ và phòng ngừa chàm tái phát.

Vậy bị chàm bìu bôi thuốc gì? Có những loại thuốc trị chàm bìu nào?

Việc điều trị bệnh chàm bìu khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay gồm:

  • Chất làm mềm (dưỡng ẩm): Những chất này có tác dụng ngăn ngừa da bị khô.
  • Corticosteroid: Đây là những loại kem và thuốc mỡ bôi tại chỗ có tác dụng giảm viêm khi chàm bùng phát. Chúng có thể bao gồm clobetasol, hydrocortison và các loại khác. Ngoài ra, người bị cơn bùng phát nặng có thể uống prednisone hoặc methylprednisolone.
  • Corticosteroid tại chỗ có hiệu lực thấp hoặc trung bình: Thường dùng để điều trị bệnh chàm ở vùng sinh dục.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc được gọi là thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (TCI). Những loại thuốc này có thể điều trị những vùng nhạy cảm như háng mà không làm mỏng da. Bác sĩ cũng có thể kê đơn những loại thuốc này phối hợp với corticosteroid.

Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng ở vùng bị chàm, bác sĩ có thể kê bổ sung thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm.

Ngoài ra, một số chế phẩm chống ngứa có thể giúp người bệnh giảm bớt ngứa và khó chịu.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Thuốc trị chàm bìu cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc trị chàm bìu cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Một số phương pháp điều trị khác gồm:

  • Thay đổi lối sống: Bên cạnh việc dùng thuốc, biện pháp thay đổi lối sống cũng có thể giúp ích trong việc điều trị bệnh chàm bìu. Người bệnh cần tránh các tác nhân gây ra bệnh chàm bìu để ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát.
  • Liệu pháp tia cực tím: Ngoài ra, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng liệu pháp tia cực tím (UV) (hay còn gọi là liệu pháp quang học) cũng có hiệu quả trong điều trị các trường hợp bệnh chàm từ trung bình đến nặng.

7. Các lưu ý khi điều trị chàm bìu tại nhà

Một số biện pháp trong cuộc sống hàng ngày giúp kiểm soát các triệu chứng của chàm bìu bao gồm:

  • Dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là sau khi tắm
  • Mặc đồ lót bằng chất vải cotton để tránh gây kích ứng da
  • Chườm mát vào bìu để giảm khó chịu
  • Cắt ngắn móng tay để tránh gãi gây trầy xước
  • Mặc quần áo mềm, rộng rãi
  • Tránh sử dụng các loại xà phòng, dầu gội, sữa tắm tạo bọt hoặc sữa tắm gây kích ứng

Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh chàm bìu ở nam giới. Nếu có bất cứ điều bất thường nào liên quan đến làn da hoặc có bất cứ nghi ngờ nào về tình trạng sức khỏe của bản thân, người bệnh nên sắp xếp thời gian đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Megadom TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline/Zalo: 096.154.4622.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời