U tinh hoàn có nguy hiểm không? Có gây tử vong không?

U tinh hoàn (hay ung thư tinh hoàn) là một trong những loại ung thư thường gặp ở nam giới. Vậy u tinh hoàn có nguy hiểm không? Bị ung thư tinh hoàn có chết không? Cùng Megadom giải đáp trong bài viết này.

U tinh hoàn có nguy hiểm không? Có gây tử vong không?
U tinh hoàn có nguy hiểm không? Có gây tử vong không?

Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là loại ung thư bắt nguồn từ một hoặc cả hai tinh hoàn. Tinh hoàn là cơ quan sinh sản của nam giới nằm ở bên trong bìu, nó chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng và hormone testosterone ở nam giới.

Ung thư tinh hoàn thường bắt đầu với những thay đổi trong tế bào mầm (germ cells), đây là những tế bào chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng. Các khối u tế bào mầm chiếm khoảng 95% tổng số các ca ung thư tinh hoàn.

Có hai loại khối u tế bào mầm chính:

  • U tinh bào (Seminomas): Đây là dạng ung thư tinh hoàn phát triển chậm. Chúng thường giới hạn ở tinh hoàn.
  • U không phải u tinh bào (Nonseminomas): Đây là dạng ung thư tinh hoàn phát triển nhanh hơn và có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể bạn. Loại u này phổ biến hơn so với loại u tinh bào.

Ung thư tinh hoàn cũng có thể hình thành trong các mô sản xuất hormone. Những khối u này được gọi là khối u mô đệm tuyến sinh dục hoặc dây sinh dục.

Ung thư tinh hoàn là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi 15 – 35.

Các giai đoạn của ung thư tinh hoàn là gì?

Các giai đoạn của ung thư tinh hoàn là:

  • Giai đoạn 0: Ở giai đoạn này, các tế bào bất thường đã phát triển nhưng vẫn còn bên trong tinh hoàn, nơi các tế bào tinh trùng bắt đầu phát triển. Giai đoạn 0 còn được gọi là tân sinh tế bào mầm tại chỗ.
  • Giai đoạn I: Ung thư chỉ giới hạn ở tinh hoàn, có thể bao gồm các mạch máu hoặc bạch huyết gần đó. Trong giai đoạn này, các dấu ấn khối u có thể phát triển hoặc không.
  • Giai đoạn II: Ở giai đoạn này, ung thư đã di chuyển đến các hạch bạch huyết ở phía sau bụng (hay còn gọi là sau phúc mạc) nhưng chưa lan sang các khu vực khác.
  • Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết bên ngoài bụng và đến các bộ phận khác của cơ thể. Loại ung thư này có thể di căn đến phổi, gan, não và xương.
Ung thư tinh hoàn tiến triển qua nhiều giai đoạn
Ung thư tinh hoàn tiến triển qua nhiều giai đoạn

U tinh hoàn có nguy hiểm không?

Cũng tương tự như các loại ung thư khác, u tinh hoàn rất nguy hiểm, nhưng nó hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị sớm.

Mặc dù có khả năng điều trị cao nhưng u tinh hoàn vẫn có thể lây lan sang các bộ phận khác trên có thể. Nếu một hoặc cả hai tinh hoàn phải phẫu thuật cắt bỏ thì khả năng sinh sản của nam giới cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nếu không được điều trị kịp thời, ung thư tinh hoàn có thể lan rộng, di chuyển từ khối u ban đầu đến các bộ phận khác, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như:

  • Đau lưng dưới có thể phát triển nếu ung thư bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
  • Các hạch bạch huyết sưng lên có thể phát triển ở cổ khi ung thư tiếp tục lan đến các cơ quan ở xa.
  • Sưng và đau ở chi dưới có thể là dấu hiệu của cục máu đông. Khi ung thư tiến triển, nó gây ra tình trạng tăng đông máu, tạo ra nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn nhiều.
  • Người bệnh có thể bị khó thở, ho mãn tính hoặc ho ra máu nếu khối u ác tính lan đến phổi. Điều này thường liên quan đến tình trạng thuyên tắc phổi, trong đó cục máu đông di chuyển đến phổi từ một bộ phận khác của cơ thể, thường là chân.
  • Người bệnh có thể bị nhức đầu nếu một khối u thứ phát được hình thành trong não, triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng thần kinh khác.
  • Mệt mỏi mãn tính và giảm cân không rõ nguyên nhân là những dấu hiệu phổ biến của ung thư giai đoạn cuối. 

Có thể nói, u tinh hoàn nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ điều trị khỏi là khá cao. Nếu được điều trị sớm, tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 98%.

Tinh hoàn bị ung thư
Tinh hoàn bị ung thư

Bị ung thư tinh hoàn có chết không?

Ung thư tinh hoàn có thể gây tử vong, nhưng trường hợp này rất hiếm. Tuy nhiên, phát hiện sớm tạo ra sự khác biệt lớn trong tiên lượng của bạn. Bạn càng sớm gặp bác sĩ của mình và nhận được chẩn đoán, cơ hội không bị ung thư của bạn càng cao.

Tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư tinh hoàn phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư:

  • Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư tinh hoàn khu trú hoặc u chưa di căn ra các bộ phận khác ngoài tinh hoàn là 99%.
  • Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư vùng đã di căn ra ngoài tinh hoàn đến các hạch bạch huyết hoặc bộ phận cơ thể gần đó là 96%.
  • Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư ở xa hoặc ung thư đã lan đến phổi, gan hoặc các hạch bạch huyết ở xa là 73%.

Có thể bạn quan tâm: Cách kiểm tra tinh hoàn bình thường để phát hiện ung thư.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc “u tinh hoàn có nguy hiểm không”. Tóm lại,  u tinh hoàn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. 

Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý kiểm tra tinh hoàn thường xuyên, nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vui lòng liên hệ với Megadom theo số Hotline/Zalo 096.154.4622 hoặc ĐẶT LỊCH TƯ VẤN tại đây để được bác sĩ Tiết niệu tư vấn và hỗ trợ.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời