MỤC LỤC BÀI VIẾT
Tự kiểm tra tinh hoàn có thể giúp bạn phát hiện sớm dấu hiệu ung thư, qua đó tăng tỷ lệ điều trị thành công. Bác sĩ Megadom hướng dẫn cách kiểm tra tinh hoàn bình thường trong bài viết dưới đây.
Tại sao nam giới nên kiểm tra tinh hoàn để phát hiện ung thư?
Thực tế cho thấy, ung thư tinh hoàn là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất ở cánh mày râu trong độ tuổi từ 15 đến 35. Ung thư tinh hoàn có tỷ lệ điều trị thành công tương đối cao. Tuy nhiên, những người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thường phải trải qua hóa trị liệu, điều này có thể gây ra các phản ứng phụ và các độc tính khác.
Nam giới nên tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên để phát hiện những dấu hiệu bất thường hoặc ung thư tinh hoàn sớm (nếu có) để điều trị kịp thời, ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Tinh hoàn bình thường trông như thế nào?
Kích thước hai bên tinh hoàn không đều nhau, có sự chênh lệch một chút là điều bình thường. Việc một bên tinh hoàn treo thấp hơn bên còn lại một chút cũng không phải là điều đáng lo ngại.
Tinh hoàn bình thường phải mịn màng, không có bất kỳ khối u hay cục u nào, và chắc nhưng không cứng. Dùng tay sờ vào, bạn có thể cảm nhận được một ống mềm ở phía sau mỗi tinh hoàn, ống này được gọi là mào tinh hoàn.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi hoặc bất cứ điều gì bất thường về tinh hoàn của mình, bạn nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Khi nào nên tự thực hiện cách kiểm tra ung thư tinh hoàn
Bạn có thể bắt đầu thực hiện cách tự kiểm tra tinh hoàn khi còn ở tuổi thiếu niên. Nên kiểm tra thường xuyên mỗi tháng một lần, mỗi lần chỉ mất vài phút. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bạn dễ dàng nhận thấy khi có điều gì đó thay đổi.
Bạn có thể kiểm tra ngay sau khi tắm nước ấm, đó là thời điểm da bìu thư giãn nhất và bạn có thể sờ thấy tinh hoàn dễ dàng hơn.
Hướng dẫn cách kiểm tra tinh hoàn bình thường
Bác sĩ Đức – Bác sĩ Tiết niệu Phòng khám Nam khoa Megadom hướng dẫn bạn cách kiểm tra tinh hoàn bình thường như sau:
- Dành năm phút khi bạn đang tắm nước ấm để kiểm tra.
- Khum tay dưới tinh hoàn để cảm nhận độ nặng của chúng.
- Kiểm tra lần lượt từng tinh hoàn bằng cách lăn nhẹ nhàng giữa ngón cái và ngón trỏ của cả hai bàn tay để cảm nhận toàn bộ bề mặt.
- Kiểm tra xem có cục u hoặc đặc điểm bất thường nào không.
- Ghi lại bất kỳ thay đổi nào về kích thước theo thời gian. Trong khi triệu chứng phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn là một khối u không đau thì một số nam giới lại có triệu chứng bị sưng tinh hoàn và bìu.
- Kiểm tra xem có bất kỳ biểu hiện đau nào ở tinh hoàn hay không.
Ghi chú:
- Một bên tinh hoàn to hơn bên còn lại một chút là điều bình thường
- Việc sờ thấy cấu trúc giống như sợi dây thừng (được gọi là mào tinh hoàn) ở mặt trên và mặt sau của mỗi tinh hoàn là điều bình thường.
Liên hệ với bác sĩ nếu:
- Phát hiện một khối u nhỏ, cứng (cỡ hạt đậu)
- Có sưng, đau hoặc đau nhức
- Nhìn thấy hoặc cảm thấy bất kỳ thay đổi nào khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Các bệnh về tinh hoàn và triệu chứng thường gặp
- Bị đau tinh hoàn sau khi quan hệ: Nguyên nhân vì sao?
- Đau tinh hoàn là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa đau tinh hoàn tại nhà
Dấu hiệu ung thư tinh hoàn là gì?
Các dấu hiệu ban đầu của ung thư tinh hoàn rất dễ phát hiện. Bạn hãy chú ý đến một hoặc nhiều các dấu hiệu sau đây:
- Một cục cứng ở mặt trước hoặc mặt bên của tinh hoàn
- Sưng hoặc tăng kích thước tinh hoàn
- Sự gia tăng về độ cứng của tinh hoàn
- Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc ở bìu
- Có sự khác biệt bất thường giữa hai bên tinh hoàn.
Nếu khi kiểm tra tinh hoàn, bạn thấy có một khối u hoặc sưng tấy, hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, bạn hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra chính xác.
Trên đây là hướng dẫn cách kiểm tra tinh hoàn bình thường và cách phát hiện ung thư tinh hoàn. Tóm lại, việc kiểm tra tinh hoàn thường xuyên là điều quan trọng để đảm bảo tinh hoàn có sức khỏe tốt. Thông qua việc kiểm tra, bạn có thể xác định được bất kỳ sự thay đổi nào. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ mang lại cho bạn cơ hội tốt nhất để điều trị và phục hồi thành công.
Vui lòng liên hệ với Megadom theo số Hotline/Zalo 096.154.4622 hoặc ĐẶT LỊCH TƯ VẤN tại đây để được bác sĩ Tiết niệu tư vấn và hỗ trợ.