MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bệnh sa bìu tinh hoàn không chỉ khiến người bệnh tự ti, mất hứng thú trong chuyện tình dục mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản. Vậy bệnh sa tinh hoàn là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Sa tinh hoàn có chữa được không? Cách chữa như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Megadom sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần biết liên quan đến tình trạng sức khỏe này.
-
Bệnh sa tinh hoàn là gì?
Bệnh sa tinh hoàn (còn gọi là sa bìu tinh hoàn hay xệ tinh hoàn) là tình trạng mà lớp da bìu chứa tinh hoàn bị giãn ra, lâu dần kéo tinh hoàn chảy xệ xuống, khiến nó dài hơn kích thước thông thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người trưởng thành lẫn trẻ sơ sinh và trẻ em.
Bình thường, tinh hoàn có chiều dài trung bình từ 4-5cm. Nếu như bìu tinh hoàn quá dài, bên cạnh đó, khi ở tư thế ngồi, da bìu không co lại ôm gọn tinh hoàn thì rất có khả năng là nam giới đang gặp phải bệnh sa bìu tinh hoàn.
-
Dấu hiệu bệnh sa tinh hoàn là gì?
Ngoài dấu hiệu bìu tinh hoàn quá dài như đã nói ở trên, nam giới khi bị sa tinh hoàn còn có thể nhận thấy một số triệu chứng sau:
- Vùng bìu biến dạng, thường là một bên bìu bị phồng to bất thường.
- Đau ở bộ phận sinh dục, nhất là khi sờ nắn, vận động
- Đau tức ở vùng bụng dưới
- Mệt mỏi, chán ăn
- Buồn nôn và nôn.
Bạn không nên chủ quan với những dấu hiệu sa tinh hoàn và các triệu chứng như trên. Hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
-
Nguyên nhân sa tinh hoàn là gì?
Bác sĩ Đức – Phòng khám Nam khoa Megadom cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa tinh hoàn, bao gồm các nguyên nhân sinh lý (như lão hóa, nhiệt độ, cấu trúc bẩm sinh) và nguyên nhân bệnh lý (chẳng hạn như giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt…). Cụ thể, nguyên nhân sa tinh hoàn có thể là:
Quá trình lão hóa
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là một trong những nguyên nhân sa bìu tinh hoàn phổ biến nhất. Khi tuổi tác càng cao, khả năng đàn hồi của da bìu càng kém, không còn khả năng co giãn linh hoạt như khi còn trẻ khiến cho bìu tinh hoàn bị kéo giãn xuống và chảy xệ.
Nhiệt độ
Nhiệt độ ở tinh hoàn cần mát hơn nhiệt độ cơ thể một vài độ (cụ thể nhiệt độ tinh hoàn khoảng 35-36 độ) để hỗ trợ sản xuất tinh trùng khỏe mạnh.
Khi trời nóng, da ở bìu giãn ra khiến tinh hoàn xệ xuống thấp hơn để duy trì nhiệt độ mát mẻ; khi trời lạnh, da bìu co lại, tinh hoàn sẽ hơi co lại lên trên để giữ ấm. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm duy trì nhiệt độ thích hợp bên trong tinh hoàn để sản xuất tinh trùng.
Vào những ngày nắng nóng, mới vận động xong hoặc mặc quần áo bó sát trong thời gian dài, nam giới có thể gặp hiện tượng tinh hoàn xệ xuống dưới.
Cấu trúc bẩm sinh của bìu và tinh hoàn
Ở một số nam giới, cấu trúc da bìu bẩm sinh quá rộng, không thể ôm gọn tinh hoàn, hoặc kích thước tinh hoàn bẩm sinh quá lớn có thể gây ra tình trạng sa bìu tinh hoàn.
U tinh hoàn
Khối u tinh hoàn là một trong những nguyên nhân gây sa tinh hoàn. Trong trường hợp này, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn có thể gây ra tình trạng tinh hoàn bị sa xuống. Viêm tinh hoàn gây sưng, đau ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn, thường là do virus gây ra.
Xem thêm: Viêm tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm tuyến tiền liệt
Nếu bạn bị viêm tuyến tiền liệt, bạn cũng có thể bị chảy xệ tinh hoàn, đồng thời bạn cũng sẽ thấy các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như tiểu tiện khó khăn hoặc thường xuyên đi tiểu.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn xảy ra khi một tĩnh mạch gần tinh hoàn phình to lên. Tình trạng này có thể làm tăng lưu lượng máu đến tinh hoàn, khiến nhiệt độ khu vực này tăng lên. Sau đó, cơ thể phản ứng bằng cách tinh hoàn xệ xuống thấp hơn để duy trì nhiệt độ mát mẻ bên trong tinh hoàn.
-
Sa tinh hoàn có chữa được không?
Nếu sa tinh hoàn do nguyên nhân sinh lý bình thường thì hầu như không gây ra cảm giác khó chịu nào ngoại trừ các dấu hiệu sa tinh hoàn nên người bệnh không cần quá lo lắng. Nếu nguyên nhân gây sa tinh hoàn là tình trạng bệnh lý bất thường, sa tinh hoàn thường kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau tinh hoàn, thì lúc này cần tích cực điều trị.
“Sa tinh hoàn có chữa được không” tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt để việc điều trị đạt kết quả tích cực.
-
Cách chữa sa tinh hoàn như thế nào?
Đầu tiên, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra rõ ràng, xác định xem có tổn thương nào liên quan đến tinh hoàn hay không.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả chẩn đoán để lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp.
- Nếu tinh hoàn sa xuống do nhiệt độ, da bìu lỏng lẻo hay lão hóa tự nhiên, đây là hiện tượng sinh lý bình thường, người bệnh không có cảm giác khó chịu rõ ràng thì không cần điều trị.
- Nếu sa tinh hoàn do tràn dịch tinh mạc, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm tinh hoàn, u tinh hoàn và các bệnh liên quan khác thì cần điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như, bệnh nhân bị viêm cần điều trị kháng khuẩn, kháng viêm, bệnh nhân có khối u cần phẫu thuật, bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh cần điều trị can thiệp bảo tồn hoặc phẫu thuật.
Tóm lại, cách chữa sa tinh hoàn như thế nào tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ chẩn đoán. Vì vậy, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Tham khảo thêm:
-
Điều trị sa tinh hoàn tại nhà như thế nào?
Bên cạnh việc điều trị bệnh theo phác đồ y khoa của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số thói quen lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày để tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng hơn:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng
- Uống nhiều nước
- Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích
- Duy trì mức cân nặng khỏe mạnh
- Mặc trang phục thoáng mát, hạn chế mặc quần áo quá bó sát
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ
- Có đời sống tình dục lành mạnh, điều độ
- Thực hiện một số bài tập hỗ trợ, chẳng hạn như bài tập Kegel và các bài tập tốt cho tinh hoàn giúp giảm triệu chứng bệnh và giúp cơ thể dẻo dai hơn.
-
Trẻ sơ sinh bị sa tinh hoàn phải làm sao?
Không ở người lớn, sa tinh hoàn ở trẻ em cũng có thể xảy ra. Trẻ sơ sinh bị sa tinh hoàn có thể do nguyên nhân bẩm sinh cấu trúc phần da bìu của trẻ rộng hơn bình thường hoặc một số bệnh lý khác. Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu thấy biểu hiện trẻ bị sa tinh hoàn, phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh sa tinh hoàn. Để được bác sĩ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp, hãy liên hệ với Bác sĩ Megadom theo số hotline/zalo 096.154.4622 hoặc đăng ký đặt lịch tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY.