Tinh hoàn của bé bị sưng 1 bên là làm sao? Có phải do Tràn dịch tinh mạc?

Trẻ sơ sinh bị sưng một bên tinh hoàn rất có thể là dấu hiệu của tràn dịch tinh mạc (Hydrocele). Vậy nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng này là gì, có nguy hiểm không, điều trị như thế nào? Sau đây là những điều cha mẹ cần biết.

Trẻ sơ sinh bị sưng một bên tinh hoàn: Những điều cha mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh bị sưng một bên tinh hoàn là dấu hiệu của bệnh gì?

Tinh hoàn của bé bị sưng là làm sao?

Nếu tinh hoàn của bé bị sưng ngay sau khi sinh, nguyên nhân rất có thể là do bé mang theo nhiều chất lỏng hơn bình thường hoặc do lượng hormone bổ sung mà bé nhận được từ người mẹ ngay trước khi sinh. Tình trạng sưng trong trường hợp này là vô hại và chất lỏng dư thừa sẽ được tống ra ngoài sau vài ngày đi tiểu.

Nếu tình trạng sưng vẫn tiếp diễn, đặc biệt nếu bé chỉ bị sưng một bên tinh hoàn, rất có thể bé đã bị tràn dịch màng tinh hoàn hoặc thoát vị bẹn.

  • Tràn dịch màng tinh hoàn: Là tình trạng chất lỏng tích tụ ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Tràn dịch màng tinh hoàn thường xảy ra ở một bên của tinh hoàn, đôi khi xảy ra ở cả hai bên tinh hoàn, khiến tinh hoàn sưng lên hoặc to bất thường.
  • Thoát vị bẹn: Là tình trạng các tạng của ổ bụng và mỡ thừa chui qua các lỗ tự nhiên ở bẹn thò xuống bìu, khiến bìu sưng lên.

Đọc thêm: Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và Triệu chứng

Thoát vị bẹn là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sưng 1 bên tinh hoàn
Thoát vị bẹn là một nguyên nhân khiến tinh hoàn của bé bị sưng 1 bên

Tinh hoàn bé trai bị sưng một bên là dấu hiệu của tràn dịch tinh mạc?

Nếu tinh hoàn của bé bị sưng ngay sau khi sinh, rất có thể là do bé mang theo nhiều chất lỏng hơn hoặc do lượng hormone bổ sung mà bé có thể nhận được từ người mẹ ngay trước khi sinh. Thông thường, vết sưng này vô hại và những chất lỏng này sẽ được trẻ tống ra ngoài sau vài ngày khi đi tiểu. 

Nếu tình trạng sưng vẫn tiếp tục, đặc biệt nếu bé trai chỉ bị sưng một bên tinh hoàn, rất có thể đây là dấu hiệu trẻ đã bị tràn dịch màng tinh hoàn (còn gọi là tràn dịch tinh mạc), tức là tình trạng chất lỏng từ bụng tích tụ trong tinh hoàn, hoặc có thể là thoát vị bẹn, trong đó một quai ruột thò xuống bên trong tinh hoàn.

Tràn dịch tinh mạc (Hydrocele) ở trẻ sơ sinh là gì?

Bác sĩ Đức – Dr. Megadom cho biết, tràn dịch tinh mạc là tình trạng sưng ở bìu, túi mỏng chứa tinh hoàn. Nó xảy ra khi có quá nhiều chất lỏng tích tụ bên trong. Tình trạng này có thể xảy ra ở nam giới bất cứ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh.

Thông thường, khi bé trai đang phát triển trong bụng mẹ, tinh hoàn của bé bắt đầu hình thành trong bụng. 

Khi thai nhi được 28 tuần, tinh hoàn di chuyển qua một “đường hầm”, được gọi là ống bẹn, vào vùng sinh dục. Khi chúng di chuyển qua ống này, chúng sẽ đẩy lớp lót bụng di chuyển cùng với chúng. Lớp lót này tạo thành một túi bao quanh tinh hoàn bên trong bìu. Phần trên cùng của túi sẽ đóng lại trước khi sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, túi này đã đóng rồi mà vẫn còn dịch ở bên trong túi, đồng thời lượng dịch này cũng không thể thoát qua ổ bụng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh.

Tràn dịch tinh mạc ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?

Sau vài tháng, tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. 

Một số trường hợp trẻ trên 2 tuổi vẫn gặp phải tình trạng này thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Thông thường, trẻ cần được phẫu thuật để điều trị triệt để loại bỏ chất lỏng và đóng lỗ mở này.

Một số trường hợp tràn dịch tinh hoàn là do thoát vị bẹn. Đây là trường hợp không thể chủ quan, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tràn dịch màng tinh hoàn như: nhiễm trùng đường tiết niệu, lậu, giang mai, nhiễm ký sinh trùng, bị quai bị và một số bệnh lý khác.

Tràn dịch tinh mạc có hai loại:

  • Tràn dịch tinh mạc không thông nhau: xảy ra khi túi bịt kín như bình thường, nhưng cơ thể bé không hấp thụ chất lỏng bên trong túi.
  • Tràn dịch tinh mạc thông nhau: xảy ra khi túi không bịt kín. Với loại này, bìu của trẻ có thể sưng to hơn theo thời gian.

Trẻ sinh non có nhiều khả năng bị tràn dịch tinh mạc.

Hai loại tràn dịch tinh mạc
Hai loại tràn dịch tinh mạc

Chẩn đoán tràn dịch tinh mạc ở trẻ

Để chẩn đoán tràn dịch tinh mạc ở trẻ, bác sĩ sẽ kiểm tra bìu để tìm chất lỏng và kiểm tra độ mềm, đồng thời chiếu đèn qua đó để xem có chất lỏng xung quanh tinh hoàn của trẻ hay không.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra để đảm bảo bé không bị thoát vị. Ngoài ra, trẻ có thể được xét nghiệm máu và siêu âm để kiểm tra xem có nguyên nhân nào khác gây sưng hay không.

Tràn dịch tinh mạc khiến trẻ sơ sinh bị sưng một bên tinh hoàn
Tràn dịch tinh mạc khiến trẻ sơ sinh bị sưng một bên tinh hoàn

Điều trị tràn dịch tinh mạc ở trẻ

Tràn dịch tinh mạc thường tự biến mất trước khi trẻ được tròn một tuổi. Nếu tình trạng sưng tinh hoàn không biến mất, hoặc chỗ bị sưng ngày càng lớn hơn, trẻ cần được đưa đến gặp bác sĩ Tiết niệu để được điều trị. 

Tràn dịch tinh mạc có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Trẻ sẽ được tiêm thuốc tê tại chỗ hoặc gây mê, sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường ở bìu hoặc bụng dưới của bé. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật rút hết chất lỏng và khâu túi kín lại. Sau khi hoàn thành, cha mẹ có thể đưa trẻ về nhà ngay trong ngày.

Trong những ngày sau phẫu thuật, vùng phẫu thuật cần được giữ sạch sẽ và khô ráo. Bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc trẻ đến khi vết thương lành lại.

Sau một vài ngày, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tái khám.

Có thể bạn quan tâm:

Biến chứng tràn dịch tinh mạc khi trẻ lớn lên

Trong nhiều trường hợp, tràn dịch tinh mạc không nghiêm trọng và thường không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi trưởng thành. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng trẻ sơ sinh bị sưng một bên tinh hoàn có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn ở tinh hoàn và các biến chứng tiềm ẩn. Bao gồm:

  • Nhiễm trùng hoặc khối u. Những thứ này có thể làm giảm sản xuất hoặc chức năng của tinh trùng.
  • Chấn thương.
  • Thoát vị bẹn. Xảy ra khi một quai ruột lòi ra ngoài qua một điểm yếu trong thành bụng và bị mắc kẹt. Điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Phải làm gì khi phát hiện 1 bên tinh hoàn to bất thường?

Để biết chính xác nguyên nhân tinh hoàn của bé bị sưng 1 bên, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và chẩn đoán. Đặc biệt, nếu một bên tinh hoàn của trẻ bị to bất thường, tinh hoàn bị sưng kèm theo triệu chứng đau hoặc tình trạng sưng không giảm bớt thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc liên quan đến tình trạng “trẻ sơ sinh bị sưng một bên tinh hoàn”.

Liên hệ với Megadom theo số hotline 096.154.4622 hoặc đăng ký đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY để được bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu tư vấn sức khỏe và đặt lịch khám chữa bệnh.

Bài Viết Liên Quan

Để lại một bình luận