MỤC LỤC BÀI VIẾT
- 1 Bầm tím tinh hoàn hoặc chấn thương bìu
- 2 Tăng huyết áp mào tinh hoàn (Bóng xanh)
- 3 Tràn dịch màng tinh hoàn (Hydrocoele)
- 4 Thoát vị bẹn (Thoát vị bìu)
- 5 Viêm tuyến tiền liệt sau khi quan hệ
- 6 Hội chứng đau vùng chậu mãn tính (CPPS) do quan hệ tình dục
- 7 Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele)
- 8 Bị đau tức tinh hoàn sau khi quan hệ tình dục: Khi nào nên đi khám?
Quan hệ xong bị đau tinh hoàn bên phải hoặc cả hai bên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu nó ổn định nhanh chóng thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu bị đau tinh hoàn sau khi quan hệ kéo dài dai dẳng, nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.
Một số nguyên nhân khiến nam giới bị đau tinh hoàn sau khi quan hệ bao gồm:
Bầm tím tinh hoàn hoặc chấn thương bìu
Nguyên nhân phổ biến và đơn giản nhất khiến nam giới quan hệ xong bị đau tinh hoàn là do va chạm mạnh bạo trong khi quan hệ tình dục.
Tăng huyết áp mào tinh hoàn (Bóng xanh)
Tăng huyết áp mào tinh hoàn, còn được gọi là “bóng xanh”, tình trạng này thường xảy ra khi nam giới bị kích thích nhưng không đạt được cực khoái. Tuy nhiên, tình trạng “bóng xanh” sau khi quan hệ tình dục hoặc thủ dâm cũng có thể xảy ra nếu không đạt được cực khoái trong một thời gian dài.
Khi nam giới bị kích thích tình dục, lưu lượng máu đến dương vật và tinh hoàn tăng lên, dẫn đến tăng áp lực trong dương vật và tinh hoàn, cuối cùng là gây ra cảm giác khó chịu.
Cách tốt nhất để thoát khỏi tình trạng “bóng xanh” đó là xuất tinh. Nếu bạn vẫn bị đau tinh hoàn sau khi quan hệ tình dục và xuất tinh, cơn đau sẽ biến mất trong khoảng từ 1 – 24 giờ sau khi quan hệ. Nếu cơn đau tiếp diễn sau hơn 1 ngày thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Tràn dịch màng tinh hoàn (Hydrocoele)
Tràn dịch màng tinh hoàn là sự tích tụ chất lỏng trong màng bao quanh tinh hoàn, gây sưng bìu. Tràn dịch màng tinh hoàn có thể xảy ra sau khi quan hệ tình dục thô bạo do tinh hoàn bị chấn thương.
Tràn dịch màng tinh hoàn là nguyên nhân phổ biến gây sưng bìu và thường không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho tinh hoàn. Tràn dịch màng tinh hoàn thường không gây đau đớn, nhưng chúng có thể gây khó chịu nếu lượng chất lỏng tích tụ lớn.
Nếu Hydrocoele nhỏ và không tăng lên thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu hydrocoele khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc xấu hổ thì nên được điều trị.
Hydrocoele có thể được điều trị bằng cách rút chất lỏng bằng kim (chọc hút) hoặc bằng một thủ thuật tiểu phẫu gọi là phẫu thuật cắt bỏ hydrocel.
Thoát vị bẹn (Thoát vị bìu)
Thoát vị bẹn xảy ra khi các tạng trong ổ bụng chui vào bìu thông qua một điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Kết quả là chỗ phình ra có thể gây đau, đặc biệt là khi người bệnh ho, cúi xuống hoặc nâng vật nặng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thoát bị bẹn không gây đau.
Thoát vị bẹn bìu có thể xảy ra khi quan hệ tình dục do tăng áp lực trong ổ bụng kết hợp với một điểm yếu trong cơ thành bụng. Chúng cũng có thể xảy ra khi chứng thoát vị bẹn hiện tại trở nên tồi tệ hơn thông qua các hành vi tình dục như giữ bạn tình, đẩy hông, càu nhàu hoặc các hành vi phổ biến khác xảy ra trong khi quan hệ tình dục.
Thoát vị bẹn không tự khỏi. Ngoài ra, chúng có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để khắc phục nếu như tình trạng thoát vị bẹn gây đau đớn hoặc to ra.
Viêm tuyến tiền liệt sau khi quan hệ
Nếu quan hệ xong bị đau tinh hoàn, bạn cũng nên cảnh giác với bệnh viêm tuyến tiền liệt sau sinh hoạt tình dục. Có hai trường hợp:
Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính (ABP) do quan hệ tình dục
Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn sau khi quan hệ tình dục xảy ra khi nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) gây ra sự phát triển của vi khuẩn trong tuyến tiền liệt.
Các triệu chứng bao gồm:
- Sốt và ớn lạnh.
- Bị đau và đi tiểu thường xuyên hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu.
Mặc dù trường hợp viêm tuyến tiền liệt cấp tính nguyên nhân do vi khuẩn chỉ chiếm khoảng 5% trong tất cả các trường hợp viêm tuyến tiền liệt, nhưng nếu bạn mắc phải thì cần được điều trị y tế ngay lập tức vì có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết (1).
Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mãn tính (CBP) do quan hệ tình dục
Nam giới có thể bị viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mãn tính sau khi sinh hoạt tình dục do nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.
Cũng như trường hợp viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn, viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tuyến tiền liệt. Điểm khác biệt là trường hợp viêm mãn tính dẫn đến nhiễm trùng tái phát thường khó điều trị triệt để.
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn cũng cần được điều trị ngay lập tức vì nó có thể dẫn đến các bệnh khác, thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong(2).
Hội chứng đau vùng chậu mãn tính (CPPS) do quan hệ tình dục
Hội chứng đau vùng chậu mãn tính (Chronic pelvic pain syndrome – CPPS), còn được gọi là viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn, là loại viêm tuyến tiền liệt phổ biến nhất. Nó tương tự như viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn, nhưng nguyên nhân không phải do nhiễm vi khuẩn.
Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn và viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn (CPPS) thường bị chẩn đoán nhầm lẫn và cả hai đều chưa được hiểu rõ, khó điều trị và gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm đau, các vấn đề về tiết niệu, giảm chất lượng cuộc sống và rối loạn chức năng tình dục.
Hội chứng đau vùng chậu mãn tính do quan hệ tình dục thường xảy ra do căng thẳng khi quan hệ tình dục thô bạo, kích thích dây thần kinh, chấn thương do lực hoặc tổn thương do nhiễm trùng đường tiết niệu trước đó.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele)
Giãn tĩnh mạch thừng tinh (hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn) là sự mở rộng của các tĩnh mạch trong bìu (túi da lỏng lẻo chứa tinh hoàn). Giãn tĩnh mạch thừng tinh tương tự như chứng giãn tĩnh mạch ở chân.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là nguyên nhân thường gặp khiến tinh hoàn sản xuất ít tinh trùng và giảm chất lượng tinh trùng, có thể gây vô sinh ở nam giới. Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng có thể khiến tinh hoàn của bạn phát triển bất thường hoặc thậm chí khiến tinh hoàn bị teo lại.
Vì giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không gây ra triệu chứng nên thường không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau hoặc sưng ở bìu, phát hiện một khối u ở bìu, nhận thấy hai tinh hoàn bên to bên nhỏ và kích thước chênh lệch đáng kể, đau tinh hoàn sau khi quan hệ, phát triển chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh khi còn trẻ hoặc đang gặp vấn đề về khả năng sinh sản, bạn nên liên hệ với bác sĩ để nhận được lời khuyên.
Bị đau tức tinh hoàn sau khi quan hệ tình dục: Khi nào nên đi khám?
Nếu cơn đau xuất hiện ở tinh hoàn sau khi quan hệ tình dục kéo dài hơn 24 giờ, bạn nên liên hệ bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Một số trường hợp bị đau ở tinh hoàn không nguy hiểm, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp đau tinh hoàn là biểu hiện cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được điều trị.
Ngoài ra, nếu bạn bị đau hoặc sưng ở bìu, phát hiện một khối ở bìu, nhận thấy hai bên tinh hoàn có kích thước chênh lệch đáng kể, hoặc bạn đang gặp vấn đề về khả năng sinh sản, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Trên đây là thông tin tham khảo về tình trạng bị đau tinh hoàn sau khi quan hệ. Những thông tin trên không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Tốt nhất bạn nên liên hệ bác sĩ Megadom theo số hotline 096.154.4622 hoặc đăng ký tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY để được tư vấn sức khỏe và đặt lịch khám chữa bệnh.