MỤC LỤC BÀI VIẾT
Tràn dịch màng tinh hoàn là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Trẻ em và đàn ông lớn tuổi hơn cũng có thể mắc phải. Vậy tràn dịch màng tinh hoàn là gì? Nguyên nhân gây tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và triệu chứng như thế nào? Bệnh này có nguy hiểm không, bao lâu thì khỏi? Chi phí phẫu thuật điều trị ra sao?
Cùng Bác sĩ Megadom tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết sau đây.
Tràn dịch màng tinh hoàn có ở người lớn hay trẻ sơ sinh?
Bìu là một bộ phận thuộc hệ sinh dục nam. Nó mềm, dày và thường lỏng lẻo. Trong bìu có chứa hai tinh hoàn. Tinh hoàn là nơi sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng, thông qua một ống dẫn tinh để đưa tinh trùng đến đầu dương vật. Thông thường một bên tinh hoàn sẽ nằm thấp hơn so với bên còn lại.
Để tinh hoàn có thể di chuyển dễ dàng thì cần có một lớp dịch mỏng bôi trơn, lớp dịch này được tiết ra từ một túi mô mềm bao quanh tinh hoàn mà bạn khó cảm nhận được ngay cả khi sờ vào.
Vì nguyên nhân nào đó mà lớp dịch này tích tụ lại trong bìu, gây sưng ở bìu, đó là bệnh tràn dịch màng tinh hoàn (còn gọi là tràn dịch tinh mạc). Bệnh lý này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Chúng thường biến mất mà không cần điều trị khi được 1 tuổi. Trẻ lớn hơn (chẳng hạn như trẻ được 1, 2, 3 tuổi…) và người lớn có thể bị tràn dịch tinh mạc do chấn thương ở bìu hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Do vậy, bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
Triệu chứng của tràn dịch màng tinh hoàn
Tràn dịch tinh mạc không gây đau. Thông thường, dấu hiệu duy nhất của tràn dịch tinh mạc là sưng không đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn.
Chỗ sưng do tràn dịch tinh mạc không thông nhau không thay đổi về kích thước. Chỗ bị sưng có thể lớn hơn trong ngày và nếu bạn bóp nhẹ, chất lỏng sẽ di chuyển ra khỏi bìu và vào bụng của chúng. Do vậy, vùng bị sưng có thể nhỏ hơn vào buổi sáng và lớn hơn vào cuối ngày.
Tình trạng sưng tinh hoàn có thể làm cho bìu của người lớn cảm thấy nặng nề. Tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn khi tình trạng sưng tăng lên.
Lời khuyên cho các bậc phụ huynh là nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được thăm khám nếu trẻ có biểu hiện sưng bìu, trẻ sơ sinh bị sưng một bên tinh hoàn hoặc tình trạng tràn dịch tinh hoàn của trẻ không biến mất sau một năm. Đặc biệt, nếu trẻ bị đau đột ngột, sưng nặng và có những dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không?
Thông thường, tràn dịch màng tinh hoàn không nguy hiểm và thường không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn có thể xảy ra do một vấn đề nghiêm trọng ở tinh hoàn hoặc bệnh lý tiềm ẩn. Bao gồm:
- Nhiễm trùng hoặc khối u.
- Chấn thương
- Thoát vị bẹn.
Tràn dịch màng tinh hoàn bao lâu thì khỏi?
Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi trước khi trẻ được 1 tuổi. Nếu tình trạng này không biến mất hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì trẻ cần được điều trị bằng phẫu thuật.
Trước khi phẫu thuật, trẻ sẽ được tiêm thuốc tê tại chỗ hoặc mê. Tiếp theo, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường ở bìu hoặc bụng dưới của bé. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật rút hết chất lỏng và khâu túi kín lại. Sau khi hoàn thành phẫu thuật, trẻ có thể về nhà ngay trong ngày.
Trong những ngày sau phẫu thuật, người bệnh cần giữ cho khu vực này sạch sẽ và khô ráo. Bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc trẻ đến khi vết mổ lành lại.
Sau vài ngày, phụ huynh có thể đưa trẻ đi tái khám để đảm bảo trẻ đang hồi phục tốt.
Chi phí phẫu thuật chữa tràn dịch màng tinh hoàn
Phẫu thuật chữa tràn dịch màng tinh hoàn có giá bao nhiêu là điều mà rất nhiều độc giả quan tâm. Tuy nhiên chi phí cho việc phẫu thuật này lại tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một số yếu tố ảnh hưởng bao gồm:
- Nguyên nhân gây bệnh
- Mức độ nghiêm trọng của bệnh
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh
- Phương pháp điều trị
- Nơi điều trị.
Khi đi khám, người bệnh sẽ được tư vấn về phương pháp cũng như chi phí điều trị cụ thể.
Nam giới bị Tràn dịch màng tinh hoàn kiêng gì?
Bác sĩ Đức – Dr Megadom cho biết, nam giới bị tràn dịch màng tinh hoàn cần chú ý những việc sau:
- Kiêng làm việc nặng nhọc và đi lại nhiều hoặc đứng lâu một chỗ để tránh ảnh hưởng đến tinh hoàn.
- Kiêng quan hệ tình dục vì nếu quan hệ tình dục khi mang bệnh có thể gây cảm giác đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng tình dục, có khả năng lây nhiễm cho bạn tình và có nguy cơ cao mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ và giữ cho vùng này khô thoáng, tránh mặc quần bó sát để hạn chế tình trạng viêm nhiễm bộ phận sinh dục và gây ảnh hưởng tinh hoàn.
- Không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, E. Không nên ăn những thực phẩm có tính chất cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.
Đặc biệt, khi người bệnh có những biểu hiện nghi ngờ mắc tràn dịch màng tinh hoàn như đau dữ dội, đau quặn ở tinh hoàn và vùng bìu bẹn, bìu tinh hoàn sưng to và da bìu đỏ, tinh hoàn sưng to và đau, nam giới nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trên đây là thông tin tham khảo về bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và nam giới trưởng thành. Liên hệ với Megadom theo số hotline 096.154.4622 hoặc đăng ký đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn sức khỏe và đặt lịch khám chữa bệnh.
Có thể bạn quan tâm: