Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và Triệu chứng

Khi bé khóc, mẹ tình cờ phát hiện tinh hoàn của bé bị sưng 1 bên, một bên tinh hoàn to bất thường. Đây là một trong các dấu hiệu của thoát vị bẹn ở trẻ. Vậy bệnh lý này là gì? Nguyên nhân do đâu? Cùng Megadom tìm hiểu trong bài viết này.

Tinh hoàn của bé bị sưng 1 bên là bị làm sao?
Tinh hoàn của bé bị sưng 1 bên là bị làm sao?

Thoát vị bẹn ở trẻ em là gì?

Thoát vị bẹn là một dị tật bẩm sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ khi các tạng của ổ bụng và mỡ thừa chui qua các lỗ tự nhiên thò xuống cùng bẹn và bìu, khiến các vùng này sưng lên. Nếu không được phát hiện và có những phương pháp điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng đáng ngại.

Nhận biết sớm bé trai có thể bị thoát vị bẹn 

Bác sĩ Megadom cho biết, nếu có cục cứng phình lên ở bẹn hoặc tinh hoàn khi khóc thì rất có thể là trẻ bị thoát vị bẹn, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám.

Cục cứng thuôn dài có kích thước bằng ngón tay cái trong bìu của bé. Nó có thể biến mất trở lại trong bụng khi bé thư giãn và sau đó lại phình ra khi bé rặn, hoạt động hoặc quấy khóc. Mẹ có thể sờ được và nắn mà bé không có cảm giác đau.

Đọc thêm: Tinh hoàn của bé bị sưng 1 bên là làm sao? Có phải do Tràn dịch tinh mạc?

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc tiểu phẫu để sửa chữa chỗ thoát vị, nhưng đây không phải là trường hợp cấp cứu, trừ khi phụ huynh nhận thấy chỗ sưng của trẻ đột nhiên to hơn, cứng hơn hoặc sẫm màu hơn, hoặc nếu trẻ bị nôn hoặc đau. Điều này có thể là do quai ruột đã bị mắc kẹt, khiến nguồn cung cấp máu cho nó bị chặn lại. Nếu gặp phải tình trạng này, trẻ cần được phẫu thuật ngay lập tức để tránh làm hỏng ruột.

Thoát vị bẹn là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sưng 1 bên tinh hoàn

Thoát vị bẹn khiến trẻ sơ sinh bị sưng vùng bẹn hoặc tinh hoàn

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị thoát vị bẹn

Trước khi mẹ sinh, tinh hoàn của bé sẽ đi qua một đường hầm trong mô giữa háng và bụng (ống phúc tinh mạc) và đi xuống bìu. Ống này sau đó thông thường sẽ tự đóng lại. Trường hợp không đóng sẽ gây ra thoát vị bẹn ở trẻ.

Khoảng 4% bé trai (trong đó khoảng 30% trẻ sinh non) được sinh ra với một lỗ hổng trên thành bụng, do cơ thành bụng chưa phát triển hoàn thiện, thành bụng tương đối lỏng lẻo. Thường khi áp lực trong ổ bụng tăng lên, chẳng hạn như khi trẻ khóc hoặc hoạt động gắng sức, đường ruột ống của khoang bụng nhô ra từ ống bẹn đến thành bụng và vào bìu, hậu quả là bìu bị sưng lên. Do vậy khi trẻ rặn do táo bón hoặc ho nhiều trong thời gian dài cũng dẫn đến thoát vị bẹn. Thoát vị bẹn có thể gặp ở 1 trong 2 hoặc cả 2 bên, tuy nhiên sẽ gặp nhiều hơn ở bên phải.

Thoát vị bẹn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thoát vị bẹn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của bé nhưng nếu để lâu sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu.

Trước hết, các đợt thoát vị lặp đi lặp lại không chỉ khiến bé đau đớn mà còn khiến bé không thể vui chơi bình thường, lúc bình thường chỉ cần quấy khóc một chút cũng có thể khiến ống ruột lòi ra thành bụng và vào bìu. Kết quả là bé trằn trọc, không muốn ăn, cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển. 

Thứ hai, do ống ruột thường lồi vào trong túi thoát vị nhiều lần nên dễ gây dính giữa thành ruột và thành túi thoát vị. Khi ống ruột vào túi thoát vị, ngay cả khi em bé nằm xuống, nó cũng không thể quay trở lại khoang bụng. 

Điều nguy hiểm hơn là một khi đoạn ruột lòi ra bị nghẹt ở cửa túi thoát vị, nếu không được xử lý kịp thời, khi áp lực ổ bụng tăng đột ngột, đoạn ruột sẽ bị nghẹt chặt, máu ngừng lưu thông, dẫn đến thiếu máu cục bộ đường ruột, thiếu oxy, cuối cùng là bị hoại tử, hơn nữa còn có thể gây viêm phúc mạc lan tỏa, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Có nên nên mổ thoát vị bẹn cho trẻ sơ sinh?

Mổ thoát vị bẹn là phương pháp triệt để nhất để điều trị tình trạng này, tránh cho các biến chứng ngày càng nặng. Thời điểm vàng để thực hiện ca phẫu thuật là khi trẻ gần 1 tuổi, giúp bảo vệ mạch máu nuôi tinh hoàn, ống dẫn tinh và chức năng sinh sản về sau cho trẻ.

Trên đây là thông tin tham khảo giải đáp thắc mắc về tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh. Bạn hãy liên hệ với Megadom theo hotline/zalo: 096.154.4622 hoặc đặt lịch tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY để được bác sĩ tư vấn.

Có thể bạn quan tâm: Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không?

Bài Viết Liên Quan

Trả lời