MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bé trai bị hăm bìu là tình trạng rất dễ gặp ở những trẻ thường xuyên dùng tã bỉm. Vậy nguyên nhân là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hăm bìu ở bé trai như thế nào? Bác sĩ của Megadom sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Những dấu hiệu nhận biết bé trai bị hăm bìu
Tình trạng hăm bìu (hay còn gọi là hăm chim) ở bé trai là tình trạng phổ biến ở các bé trai trong độ tuổi từ 0 – 24 tháng tuổi. Hăm bìu khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và gây ra những ảnh hưởng đến vùng da khu vực này, ngoài ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu để tình trạng tiến triển.
Các dấu hiệu và triệu chứng khi bé trai bị hăm bìu bao gồm:
- Da bìu của bé bị đỏ, căng bóng
- Ban đỏ lan rộng và có các mụn li ti xuất hiện, các mụn này sau vài ngày sẽ phát triển thành mụn nước và mưng mủ, có thể gây lở loét, chảy ra chất dịch màu vàng
- Vùng hăm da lan rộng từ vùng bộ phận sinh dục xuống đùi, hậu môn, kèm theo dấu hiệu sưng nề, tấy đỏ, mưng mủ, chảy dịch gây nhiễm trùng.
- Trẻ cảm thấy sợ hãi và khóc mỗi khi đi vệ sinh, thay tã bỉm hoặc khi người lớn vệ sinh vùng kín trẻ
- Trẻ quấy khóc thường xuyên, ngủ không ngon giấc, không chịu ăn, mệt mỏi do bị đau, ngứa rát và khó chịu.
Khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị hăm bìu, tùy theo mức độ tổn thương mà phụ huynh có thái độ xử trí phù hợp. Nếu thấy vùng kín trẻ bị mẩn đỏ lan rộng, trẻ thường xuyên quấy khóc vì khó chịu thì phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu thấy những dấu hiệu trên đây, rất có thể bé trai bị hăm ở bìu. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị.
2. Bé trai bị hăm bìu nguyên nhân do đâu?
Trước khi tìm hiểu đến cách trị hăm bìu cho bé trai, phụ huynh cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu. Bác sĩ Đức – Thẩm mỹ Nam khoa Megadom cho biết, những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hăm bìu ở trẻ bao gồm:
- Do vùng kín của trẻ có nhiều nếp gấp, dễ đọng mồi hôi, nước tiểu và các chất bẩn khác, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên thì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát sinh và gây ra hăm bìu.
- Do cha mẹ để trẻ mặc tã bỉm quá lâu, không thay tã bỉm thường xuyên nên bộ phận sinh dục phải tiếp xúc với chất nước tiểu, chất thải trong thời gian dài sẽ, điều này dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ, đau rát và hăm da.
- Do sử dụng tã bỉm kém chất lượng, khả năng thấm hút kém nên da vùng kín của trẻ luôn trong tình trạng ẩm ướt, bí bách.
- Ngoài ra, chất lượng tã bỉm kém, bỉm thô ráp thường khiến da trẻ dễ bị trầy xước, kích ứng và mẩn đỏ.
3. Cách điều trị hăm bìu cho bé trai như thế nào?
Khi bé trai bị hăm bìu, tùy vào mức độ hăm mà phụ huynh có biện pháp xử trí phù hợp. Nếu trẻ mới bị hăm ở giai đoạn đầu với các biểu hiện nhẹ đỏ da, ngứa ngáy, khó chịu, da dẻ vẫn khô ráo thì phụ huynh có thể xử trí bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, thay tã thường xuyên, sử dụng kem trị hăm.
Vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ
Phụ huynh cần vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ và khô thoáng để loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm, giúp da của trẻ nhanh chóng phục hồi.
Khi vệ sinh cho trẻ, phụ huynh cần rửa sạch tay với xà phòng, sử dụng khăn mềm và nước ấm rửa nhẹ nhàng cho trẻ, tập trung làm sạch dương vật, hai bên bìu và bẹn, tránh cọ xát mạnh, vệ sinh tuần tự từ trước ra sau hậu môn. Thao tác vệ sinh cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh; không sử dụng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh để tránh gây thêm kích ứng.
Vệ sinh cho trẻ mỗi lần thay tã hoặc đi vệ sinh, sử dụng khăn mềm lau khô cho trẻ sau khi vệ sinh để tránh vùng kín bị ẩm ướt.
Thường xuyên thay tã bỉm cho con
Nên thay tã bỉm cho trẻ thường xuyên để tránh da vùng kín tiếp xúc với phân và nước tiểu quá lâu, tốt nhất cứ 4 tiếng thay một lần.
Ngoài ra, phụ huynh nên chọn những loại tã bỉm có khả năng thấm hút cao, mềm mại, kích thước phù hợp để hạn chế gây cọ xát, kích ứng, làm tổn thương da vùng kín.
Sử dụng kem trị hăm
Có thể sử dụng kem trị hăm để bôi cho trẻ để giảm tình trạng mẩn ngứa, khó chịu, phục hồi da và nhanh lành các tổn thương. Việc lựa chọn loại kem trị hăm nào cần có sự tư vấn của nhân viên y tế. Một số loại kem trị hăm da cho trẻ mà phụ huynh có thể tham khảo bao gồm: Sanosan, bepanthen, sebamed, sudocrem…
Đưa trẻ đi khám kịp thời
Thông thường, các biện pháp chăm sóc và điều trị hăm bìu ở bé trai tại nhà như trên sẽ có hiệu quả và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu phụ huynh quan sát thấy trẻ có những biểu hiện sau đây thì cần đưa trẻ đi đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời:
- Tình trạng hăm da không cải thiện, vùng da bị tổn thương lan rộng và kèm theo ngứa ngáy khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Vùng da bị hăm của trẻ xuất hiện thêm nhiều mụn nước, mụn nhỏ li ti.
- Các mụn nước phát triển thành mụn mủ, chảy dịch và có mùi rõ ràng
- Vùng da bị hăm lan rộng xuống đùi, quanh hậu môn và kèm theo các biểu hiện sưng nề, tấy đỏ, mưng mủ, nhiễm trùng.
Khi xuất hiện những biểu hiện trên, phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách điều trị hăm bìu cho trẻ hiệu quả, tránh để bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn gây lở loét, viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh chàm bìu ở nam giới là gì? Có những loại thuốc trị chàm bìu nào?
- Cách vệ sinh cậu nhỏ cho bé trai chưa cắt bao quy đầu
Trên đây là hướng dẫn cách xử lý khi bé trai bị hăm bìu. Nếu thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn xử trí đúng cách.
Để được tư vấn, bạn vui lòng liên hệ Phòng khám Nam khoa Megadom TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline/Zalo: 096.154.4622.