Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?

Viêm mào tinh hoàn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, phổ biến nhất là nam giới trong độ tuổi từ 20- 39 tuổi. Vậy viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không? Có cách chữa viêm mào tinh hoàn tại nhà không? Chuyên gia Megadom sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay sau đây. 

Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?
Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?

Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng sưng viêm mào tinh hoàn với các nguyên nhân chính do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, lậu, Chlamydia, nhiễm virus quai bị hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu do thói quen vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ. 

Triệu chứng khởi phát của viêm mào tinh hoàn là đau rát, sưng nề, tấy đỏ tại một hoặc hai bên tinh hoàn, cơn đau dễ lan xuống vùng bìu và hai bên bẹn, kèm theo tiểu buốt và sốt cao. Người bệnh viêm mào tinh hoàn do lậu khuẩn cầu gây ra có nguy cơ bị chảy mủ quy đầu. 

Viêm mào tinh hoàn được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính tùy thuộc vào thời gian kéo dài của các triệu chứng. Trong đó, viêm mào tinh hoàn cấp tính thường kéo dài dưới 6 tuần. 

Khi người bệnh chủ quan không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có nguy cơ tiến triển nặng, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh trùng và để lại di chứng cho sức khỏe nam giới. Cụ thể như:

  • Teo tinh hoàn
  • Áp xe bìu (tình trạng các mô nhiễm khuẩn có chứa mủ bên trong) gây hoại tử, dẫn tới phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ mào tinh hoàn
  • Suy giảm chức năng sinh lý, tăng tỉ lệ mắc xuất tinh sớm, giảm khoái cảm khi quan hệ 
  • Vô sinh do tinh hoàn mất khả năng sản xuất tinh trùng, chất lượng tinh trùng giảm

Ngoài ra, viêm mào tinh hoàn còn là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các bệnh lý nam khoa nghiêm trọng khác như viêm thận, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, thậm chí gây ung thư tinh hoàn. 

Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không - 2
Viêm mào tinh hoàn là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt bệnh lý nam khoa

Viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không?

Viêm mào tinh hoàn không thể tự khỏi nếu không được điều trị theo căn nguyên. Khi bị viêm mào tinh hoàn, vi khuẩn và virus lưu trú tại mào tinh hoàn dễ sinh sôi, phát triển. Các loại vi khuẩn và virus không tự triệt tiêu nếu không có can thiệp điều trị. 

Cách chữa viêm mào tinh hoàn tại nhà

Viêm mào tinh hoàn thường gây đau cho người bệnh. Người bệnh viêm mào tinh hoàn cấp tính không kèm theo xoắn tinh hoàn sẽ được chỉ định điều trị nội khoa tại nhà. 

Cách chữa viêm mào tinh hoàn tại nhà hiệu quả nhất là để mào tinh hoàn nghỉ ngơi. Người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi trên giường để bìu được nâng cao, cố định vùng bìu và hỗ trợ tăng khả năng lưu thông máu. Ngoài ra, người bệnh cần tránh mang hoặc nâng đỡ vật nặng, chú ý mặc những loại quần lót có chất liệu thoải mái, kết hợp chườm lạnh vùng bìu để làm giảm sưng đau. 

Bên cạnh việc nghỉ ngơi, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi tổn thương do viêm mào tinh hoàn gây ra. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, ưu tiên nhóm thực phẩm hữu cơ, có nguồn gốc từ thực vật và ít chất béo, tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều gia vị, nhiều đường và các chất kích thích.

Người bệnh điều trị nội khoa khi viêm mào tinh hoàn được chỉ định sử dụng các loại thuốc
Người bệnh điều trị nội khoa khi viêm mào tinh hoàn được chỉ định sử dụng các loại thuốc

Viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì?

Người bệnh điều trị nội khoa khi viêm mào tinh hoàn được chỉ định sử dụng các loại thuốc. Viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì? Các loại thuốc và liều lượng sử dụng được kê cho từng người theo nguyên nhân bệnh.

Với nguyên nhân viêm mào tinh hoàn do nhiễm khuẩn, người bệnh điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm và thuốc giảm đau. Các loại thuốc kháng sinh như Doxycycline, Ceftriaxone được chỉ định dùng từ 1- 2 tuần với mục đích làm dịu các triệu chứng và loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng. 

Với nguyên nhân viêm mào tinh hoàn do virus, người bệnh điều trị bằng thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp thuốc ức chế phản ứng miễn dịch. Một số loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Codeine, Morphine… có khả năng giảm nhanh cơn đau trong thời gian ngắn. Người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc viêm do dị ứng được chỉ định sử dụng thuốc chống dị ứng kèm theo. 

Đặc biệt, trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục đến khi hết hoàn toàn triệu chứng nhiễm trùng. Người bệnh tái khám theo đúng thời gian để kiểm tra tiến triển bệnh. Những trường hợp bị áp xe tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn mãn tính do điều trị nội khoa tại nhà không hiệu quả sẽ được chỉ định phẫu thuật. 

Nếu bạn có biểu hiện đau tức dữ dội tại mào tinh hoàn không rõ nguyên nhân, liên hệ với Megadom theo số hotline 096.154.4622 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY để được chuyên gia thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm: Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không?

Bài Viết Liên Quan

Trả lời