Xoắn tinh hoàn có tự khỏi được không? Nguyên nhân là gì?

Xoắn tinh hoàn bệnh lý ngoại khoa cấp, nếu không cấp cứu kịp thời rất dễ dẫn đến biến chứng hoại tử, phải cắt bỏ tinh hoàn. Vậy xoắn tinh hoàn là gì? Xoắn tinh hoàn có tự khỏi không? Dr. Megadom sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh lý ngay sau đây.

Xoắn tinh hoàn có tự khỏi được không?
Xoắn tinh hoàn có tự khỏi được không?

Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh (cuống của tinh hoàn) bị xoắn lại quanh trục, làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn, giảm lưu lượng máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu ở tinh hoàn. Trục xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn xoay 180 độ hoặc 360 độ, gây ra hiện tượng xoắn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. 

Thông thường, xoắn tinh hoàn chỉ xảy ra ở một bên tinh hoàn, rất hiếm khi xảy ra ở cả hai bên. Mức độ tắc nghẽn mạch máu phụ thuộc vào hai yếu tố: thời gian và mức độ xoắn của tinh hoàn. Khi tĩnh mạch bị tổn thương, sự gia tăng về áp lực sẽ làm giảm lưu lượng máu tại động mạch và lượng oxy cung cấp cho tinh hoàn. 

Phân loại xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn thừng tinh được chia thành 2 nhóm bao gồm:

  • Xoắn ngoài tinh mạc: Thường gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân chính do dây chằng bìu tinh hoàn chưa cố định hoàn toàn làm tinh hoàn di chuyển, tự xoay quanh trục tự do trong bìu dẫn đến đến tình trạng xoắn. Một số trường hợp xoắn tinh hoàn có nguyên nhân do thừng tinh dài, các trường hợp này có thể tự tháo xoắn mà không cần can thiệp điều trị. 
  • Xoắn trong tinh mạc: Thường gặp phổ biến ở nam giới trưởng thành và thanh thiếu niên 16- 18 tuổi, nguyên nhân chính do sự bất thường của thừng tinh và tinh mạc bám cao, làm tinh hoàn di động dẫn đến tình trạng xoắn tinh hoàn. Theo cơ chế nâng bìu, đa phần tinh hoàn bên trái sẽ xoắn ngược chiều kim đồng hồ còn tinh hoàn sẽ xoắn cùng chiều kim đồng hồ. 

Nguyên nhân nào gây xoắn tinh hoàn?

Hiện nay, chưa có những nghiên cứu xác định nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn cụ thể. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây gây xoắn tinh hoàn tiêu biểu:

  • Bất thường bẩm sinh tại cấu trúc thừng tinh hoàn, điển hình là dị dạng “bell-clapper deformity” (quả chuông lắc)
  • Di truyền làm ảnh hưởng đến cả hai bên tinh hoàn
  • Khối u ác tính liên quan đến thừng tinh xuất hiện trên tinh hoàn
  • Tình trạng tinh hoàn di động ở trẻ sau sinh khi tinh hoàn chưa xuống bìu hoàn toàn
  • Chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày hoặc khi luyện tập thể thao, đạp xe đạp
  • Thời tiết lạnh, nhiệt độ quá thấp

Biểu hiện của xoắn tinh hoàn là gì?

Các triệu chứng điển hình thường gặp ở người bệnh xoắn tinh hoàn:

  • Đau tức một bên bìu, cơn đau xuất hiện đột ngột và tăng dần cường độ khi cầm đỡ tinh hoàn lên, cơn đau có xu hướng lan dọc xuống theo thừng tinh, ống hẹn và hố chậu. 
  • Sưng bìu, đỏ tấy, sờ vào có cảm giác cứng
  • Mất phản xạ da bìu
  • Rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó
  • Sốt nhẹ hoặc không sốt, chóng mặt
  • Kèm theo biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn mửa

Một số biểu hiện xoắn tinh hoàn tương tự với bệnh lý viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn. Trong các trường hợp này, người bệnh đều có triệu chứng sưng nề toàn bộ và đau buốt, gây khó khăn khi phân biệt xoắn tinh hoàn với viêm mào tinh hoàn. Tuy nhiên, người bệnh viêm mào tinh hoàn thường đau và sưng ít cấp tính hơn do tổn thương ban đầu chỉ có tại khu vực mào tinh hoàn. 

Chẩn đoán nam giới bị xoắn tinh hoàn

Việc tiên lượng tình trạng xoắn tinh hoàn cần thông qua khám thực thể để chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. 

  • Chẩn đoán lâm sàng

Khi có biểu hiện xoắn tinh hoàn, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra mức độ sưng đau ở bìu. Thao tác cụ thể là véo vào bên trong đùi để làm các cơ quan co lại, nếu các cơ quan phản xạ ít hoặc không xảy ra, tinh hoàn có nguy cơ cao bị xoắn. Khi xoắn tinh hoàn, thao tác nâng nhẹ bìu cũng làm tăng cảm giác đau ở người bệnh. 

Trong một vài giờ đầu đau, việc khám thực thể sẽ xác định được vị trí bất thường của mào tinh, nếu việc cung cấp máu bị ngưng trệ do xoắn tinh hoàn lâu, thừng tinh và tinh hoàn sưng lên sẽ rất khó xác định vị trí bất thường là mào tinh hay nút xoắn. 

  • Xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm cận lâm sàng được chỉ định là siêu âm màu Doppler để kiểm tra lưu lượng máu vận chuyển đến tinh hoàn và thấy rõ hình ảnh tinh hoàn thiếu máu, mào tinh và thừng tinh căng to do xoắn tinh hoàn. 

Phương pháp siêu âm này cũng sẽ phân biệt tính trạng xoắn tinh hoàn hay viêm tinh hoàn ở người bệnh. Khi siêu âm, người bệnh xoắn tinh hoàn sẽ có tín hiệu phổ mạch Doppler giảm hoặc mất dần trong khi viêm tinh hoàn sẽ thấy phổ mạch tăng sinh. 

Hình ảnh minh họa xoắn tinh hoàn
Hình ảnh xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn có tự khỏi không?

Xoắn tinh hoàn không thể tự khỏi mà cần được can thiệp điều trị. Thời gian phù hợp để điều trị xoắn tinh hoàn là 6 giờ đầu tiên sau khi cơn đau khởi phát. Trong khoảng thời gian này, tinh hoàn sẽ được cấp cứu kịp thời và điều trị khỏi 100%. Khả năng tinh hoàn được điều trị khỏi giảm xuống 50% khi cơn đau kéo dài 6- 12 giờ và chỉ còn 20% khi cơn đau kéo dài 12- 24 giờ. 

Nếu biểu hiện đau kéo dài quá 24 giờ mà không được cấp cứu, tinh hoàn có nguy cơ cao buộc phải cắt bỏ một bên tinh hoàn để tránh hoại tử lan rộng hoặc làm chết mô. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết và ảnh hưởng trực tiếp đến bên tinh hoàn còn lại do các kháng thể được tạo ra để chữa lành vết thương tại vị trí tinh hoàn bị cắt bỏ.

Xoắn tinh hoàn còn gây ra nhiều biến chứng khác cho sức khỏe và sinh lý nam giới như giảm khả năng sản sinh nội tiết tố, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. 

Nhiều trường hợp người bệnh được chẩn đoán viêm tinh hoàn khi có các biểu hiện xoắn tinh hoàn và được chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, sau vài tuần điều trị, các triệu chứng bệnh vẫn không thuyên giảm, người bệnh tái khám mới được chẩn đoán xoắn tinh hoàn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoại tử khi nam giới không được cấp cứu kịp thời. 

Tìm hiểu thêm: Teo tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Chi phí mổ xoắn tinh hoàn bao nhiêu?

Mổ xoắn tinh hoàn được chỉ định khi tình trạng đau kéo dài và tinh hoàn không thể tự tháo xoắn. Đây là phẫu thuật ngoại khoa ít xâm lấn và ít phức tạp. Chi phí mổ xoắn tinh hoàn sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh được tiên lượng. Khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ được gây tê màng ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân.

Với các trường hợp tổn thương nhẹ trong 6 giờ đầu, người bệnh được gây tê màng ngoài màng cứng. Bác sĩ tiến hành rạch da bìu để tháo xoắn thừng sinh, sau đó khâu cố định tinh hoàn vào bìu để phòng ngừa trường hợp tinh hoàn bị xoay hoặc di động. 

Với các trường hợp tổn thương nghiêm trọng trong 12- 24 giờ, nếu tinh hoàn có dấu hiệu hoại tử, người bệnh được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một bên tinh hoàn để phòng ngừa nguy cơ mô chết lan rộng. 

Sau phẫu thuật, người bệnh cần tránh hoạt động thể thao, vận động mạnh, ưu tiên nghỉ ngơi tại giường. Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ chỉ định hậu phẫu của bác sĩ, kiêng quan hệ tình dục để đảm bảo thời gian hồi phục của vết thương.

Cách phòng tránh xoắn tinh hoàn

Hiện nay, chưa có cách phòng tránh xoắn tinh hoàn sớm. Do đó, để đảm bảo hai bên tinh hoàn phát triển cân bằng, nam giới cần chú ý vận động an toàn, mặc quần áo bảo hộ khi vận động thể thao để bảo vệ tinh hoàn khỏi chấn thương. Ngoài ra, nam giới nên thường xuyên thăm khám để kiểm tra sức khoẻ dương vật.

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm và cần được can thiệp phẫu thuật kịp thời. Nếu bạn có các triệu chứng đau đột ngột tại vùng bìu, liên hệ ngay với Megadom theo hotline 096 154 4622 hoặc đăng ký đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY để được chuyên gia chẩn đoán và điều trị phù hợp. 

Bài Viết Liên Quan

Để lại một bình luận