MỤC LỤC BÀI VIẾT
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý ảnh hưởng đến khoảng 10 – 15% nam giới. Vậy giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi được không? Cách tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh tại nhà như thế nào? Làm sao để phòng tránh? Cùng Megadom tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng tương tự như giãn tĩnh mạch nhưng nó xảy ra ở bìu, có xu hướng trở nên nghiêm trọng theo thời gian và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn và xấu hổ.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không?
Nếu bạn thắc mắc “giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể tự khỏi không” thì câu trả lời là Không thể tự khỏi, vì các tĩnh mạch đã bị giãn ra không thể tự phục hồi.
Việc điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh tùy thuộc vào cấp độ của bệnh. Nếu tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, không gây ra các triệu chứng khó chịu hoặc gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản thì có thể không cần phải điều trị.
Nếu người bệnh bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ cao hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị để tránh làm tổn thương tinh hoàn vĩnh viễn.
Cách tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh tại nhà
Trong trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh nhỏ, người bệnh có thể áp dụng một số cách tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh tại nhà để ngăn ngừa bệnh tiến triển và giảm bớt triệu chứng do bệnh gây ra.
Một số cách người bệnh có thể áp dụng bao gồm:
Tập thể dục
Vì giãn tĩnh mạch thừng tinh có liên quan đến lưu thông máu nên bạn có thể áp dụng một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện lưu lượng máu như: đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga.
Tránh các bài tập như đạp xe, nhảy, ngồi xổm, nâng tạ hoặc các hoạt động thể chất nặng vì chúng có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Bài tập Kegel
Các bài tập Kegel (bài tập cho cơ sàn chậu) rất tốt cho những người bị chứng tiểu không tự chủ và một số vấn đề khác, đồng thời có thể hỗ trợ lưu lượng máu đến bìu tốt hơn.
Chườm đá
Người bệnh có thể chườm lạnh hoặc chườm đá vào vùng bìu để giảm sưng, đau và khó chịu, đặc biệt là sau khi tập luyện mệt mỏi. Không chườm đá trực tiếp lên da, nên bọc trong một miếng vải. Đây là một trong những cách chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh tại nhà giúp giảm triệu chứng của bệnh.
Sử dụng jockstrap
Jockstrap là một loại quần lót nam hỗ trợ thêm cho bìu. Nó thường được sử dụng khi chơi nhiều môn thể thao. Bạn cũng có thể sử dụng jockstrap trong thói quen thông thường của mình để hỗ trợ thêm nếu công việc của bạn yêu cầu bạn phải đứng trong thời gian dài.
Tránh mặc quần lót chật
Quần lót chật có thể gây căng không cần thiết lên bìu và tăng áp lực lên các tĩnh mạch của bạn. Điều này có thể làm tình trạng giãn tĩnh mạch tinh hoàn trầm trọng hơn.
Nghỉ ngơi
Nằm ngửa có thể giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch ở chân và bìu của bạn. Điều này có thể giúp giảm tạm thời các triệu chứng đau và khó chịu.
Bổ sung chất xơ
Tình trạng táo bón khiến bạn phải rặn quá nhiều khi đi đại tiện, điều này sẽ làm tăng thêm áp lực cho vùng bìu, khiến tình trạng giãn tĩnh mạch có thể trầm trọng hơn.
Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như rau lá xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
Tránh các thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ
Đồ ăn và đồ uống nhiều dầu, mỡ, đường có thể không tốt cho hệ tiêu hóa và gây táo bón. Những thực phẩm này cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, điều này có thể làm cho chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh của bạn trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, nếu bạn đang tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh tại nhà, cần lưu ý hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ.
Thuốc giảm đau không kê đơn
Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp người bệnh giảm triệu chứng đau do bệnh gây ra. Đôi khi cơn đau có thể quá sức chịu đựng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định loại thuốc giảm đau phù hợp nhất cho mình.
Bị giãn tĩnh mạch thừng tinh nên kiêng gì?
Để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh nên tránh hoặc hạn chế một số thực phẩm hoặc một số thói quen không tốt trong cuộc sống hàng ngày như sau:
- Đồ ăn vặt, đồ chế biến sẵn và nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm này có chứa quá nhiều dầu, muối và đường gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến táo bón. Do đó, hãy cố gắng hạn chế đồ ăn vặt, chế biến sẵn và nhiều dầu mỡ nhất có thể.
- Các loại ngũ cốc tinh chế và đường tinh luyện
Đường là một trong những thủ phạm chính góp phần làm cho sức khỏe tĩnh mạch kém. Do đó, để ngăn ngừa tổn thương thêm cho tĩnh mạch, hãy tránh các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao. Ngoài ra, các loại ngũ cốc tinh chế đã loại bỏ chất xơ và flavonoid nên cũng không tốt cho tiêu hóa.
- Thuốc lá và rượu bia
Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây giãn tĩnh mạch thừng tinh. Hút thuốc và uống quá nhiều rượu có ảnh hưởng xấu đến chức năng tinh hoàn và khả năng sinh sản. Do đó, bạn nên bỏ thuốc là và hạn chế sử dụng rượu bia để tránh những tác hại đối với sức khỏe.
- Caffeine
Caffeine có thể làm tăng huyết áp và có thể làm căng tĩnh mạch, từ đó làm trầm trọng thêm chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều caffein cũng có tác động xấu đến chất lượng tinh dịch và có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng sinh sản trong thời gian dài. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiêu thụ caffein.
- Các hoạt động thể chất mạnh mẽ
Các hoạt động thể chất mạnh mẽ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Do đó, người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh nên hạn chế nâng vật nặng, chạy, nhảy và các bài tập gắng sức khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng sau mổ, Chi phí, Hậu phẫu
- Thuốc điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh: Chữa bằng thuốc nam có hiệu quả?
Làm sao để phòng tránh giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Vì nguyên nhân chính xác gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh chưa được xác định rõ nên cũng chưa có cách phòng tránh cụ thể.
Tuy vậy, bạn có thể phòng tránh các vấn đề về sức khỏe bằng cách thực hiện một lối sống khoa học và lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, tập thể dục nhẹ nhàng, tránh xa rượu bia và thuốc lá, hạn chế tiêu thụ cà phê, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ và đường.
Ngoài ra, bạn nên đi khám nếu có những triệu chứng sau:
- Đau hoặc nhức ở bìu không thuyên giảm hoặc càng trở nên tồi tệ hơn
- Bị giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn bên trái
- Bị giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn bên phải
- Tinh hoàn dường như không phát triển
- Xuất tinh không có tinh trùng
- Nồng độ testosterone bị giảm
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hoặc phẫu thuật phù hợp.
Trên đây là thông tin tham khảo giải đáp thắc mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không và một số lưu ý khi tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh tại nhà. Những thông tin trên không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Để được bác sĩ tư vấn và đưa ra lời khuyên cụ thể cho từng trường hợp, hãy liên hệ với Bác sĩ Megadom theo số hotline/zalo 096.154.4622 hoặc đăng ký đặt lịch tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY.