Vỡ tinh hoàn có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Vỡ tinh hoàn có ảnh hưởng đến sinh sản không? Tinh hoàn là nơi sản xuất, lưu trữ tinh trùng và duy trì đặc tính sinh dục của nam giới thông qua việc sản sinh nội tiết tố testosterone. Mặc dù được bảo vệ bởi hai lớp mô sợi dai (hay còn gọi là bìu) nhưng hiện tượng tinh hoàn bị vỡ lại không hề hiếm gặp. Vậy vỡ tinh hoàn nguy hiểm như thế nào?

Vỡ tinh hoàn có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Vỡ tinh hoàn có ảnh hưởng đến sinh sản không?

 

1. Nguyên nhân vỡ tinh hoàn

Vỡ tinh hoàn hay chấn thương tinh hoàn là hiện tượng một hoặc cả hai bên tinh hoàn của nam giới bị tổn thương như chảy máu, rách da bìu, vỡ mào tinh, xoắn tinh hoàn, đứt ống dẫn tinh, gãy dương vật…, thậm chí dập nát tinh hoàn, dẫn tới hoại tử. 

Nguyên nhân vỡ tinh hoàn chủ yếu do chấn thương hoặc do tác động lực mạnh vào bìu. Lực va chạm có thể do các loại vũ khí, vật dụng nặng, dụng cụ thể thao hoặc lực tấn công từ đối thủ khi nam giới chơi bóng đá, võ thuật, kick boxing… Một số trường hợp khác như tai nạn, ngã khi leo trèo cũng khiến bìu chịu tác động mạnh đột ngột, gây bầm tím và vỡ tinh hoàn. 

2. Chẩn đoán tình trạng vỡ tinh hoàn

Vỡ tinh hoàn gây ra những cơn đau dữ dội ở phần bìu, đôi khi xuất hiện cảm giác đau ở bụng. Một số dấu hiệu khác của vỡ tinh hoàn bao gồm buồn nôn, sốt, đi tiểu ra máu, bìu sưng tấy, bìu bầm tím hoặc đổi màu. Trong đó, bìu sưng bầm tím hoặc đổi màu là dấu hiệu thường gặp nhất khi nam giới bị vỡ tinh hoàn. 

Hiện tượng vỡ tinh hoàn được chẩn đoán thông qua các câu hỏi liên quan đến tiểu sử bệnh như:

  • Chấn thương xảy ra khi nào và quá trình bị chấn thương như thế nào?
  • Sau chấn thương, người bệnh có triệu chứng gì?
  • Cảm giác hiện tại của người bệnh như thế nào?
  • Tình trạng bìu, tinh hoàn và dương vật trước khi gặp chấn thương ra sao?

Tiếp theo, người bệnh sẽ được khám sàng lọc để kiểm tra tình trạng tổn thương. Người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm:

  • Siêu âm: Siêu âm cho ra hình ảnh của tinh hoàn và các mô xung quanh để thuận tiện cho việc quan sát.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này cho ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc tinh hoàn và các bộ phận khác bên trong bìu giúp phát hiện chính xác điểm chấn thương. 
  • Giải phẫu thăm dò (nếu cần thiết): Nếu các kết quả hình ảnh chưa phát hiện được điểm chấn thương, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ ở bìu để quan sát bên trong và xác định cấu trúc nào bị tổn thương, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

3. Vỡ tinh hoàn có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Vỡ tinh hoàn có ảnh hưởng đến sinh sản không sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh nam giới đang gặp phải. Vỡ tinh hoàn được chia thành 2 loại: Vỡ một phần tinh hoàn và vỡ toàn bộ tinh hoàn. 

Vỡ một phần tinh hoàn

Trường hợp nam giới vỡ một phần tinh hoàn sẽ khiến chức năng của tinh hoàn suy giảm. Tuy nhiên, một bên tinh hoàn còn lại vẫn có thể hoạt động độc lập để bù đắp cho một bên tinh hoàn bị teo hoặc bị vỡ. Khi đó, tinh hoàn không bị mất hoàn toàn và không gây vô sinh cho nam giới. 

Tuy nhiên, phần tinh hoàn đã bị vỡ bắt buộc phải cắt bỏ, tránh hiện tượng bên tinh hoàn vỡ tự teo đi làm ảnh hưởng đến chức năng của bên còn lại. Hiện tượng này được lý giải do phần tinh hoàn tự teo đi trở thành vật thể lạ, khiến cơ thể tự sinh ra kháng thể để chống lại. Điều này có nguy cơ gây xuất tinh muộn và làm tăng tỉ lệ vô sinh. 

Vỡ toàn bộ tinh hoàn

Trường hợp nam giới bị dập hoặc vỡ toàn bộ hai bên tinh hoàn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Hai bên tinh hoàn bị vỡ và phải cắt bỏ khiến tinh hoàn mất đi khả năng sinh tinh, đồng nghĩa với việc mất đi khả năng sinh sản. 

Vỡ tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới
Vỡ tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới

4. Vỡ tinh hoàn có chữa được không?

Vỡ tinh hoàn có chữa được không phụ thuộc vào mức độ tổn thương tinh hoàn của người bệnh. Đối với những trường hợp tổn thương tinh hoàn nhẹ, để giảm đau tại nhà, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp:

  • Chườm lạnh: Sử dụng đá lạnh để chườm lên vùng bìu bị đau trong khoảng 5- 10 phút để giảm sưng. Lưu ý, người bệnh hạn chế chườm lạnh nếu vết thương bị rách. 
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn có thể sử dụng tại nhà để làm giảm cơn đau tức thời. 

Người bệnh vỡ tinh hoàn sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật bảo tồn. Quy mô phẫu thuật được bác sĩ chỉ định dựa trên mức độ tổn thương và khả năng chữa lành mô. Thực tế, 90% trường hợp bị vỡ tinh hoàn có thể điều trị thành công bằng phẫu thuật trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm chấn thương. Nếu chậm trễ hơn, tỉ lệ thành công sẽ giảm xuống còn 45%. 

Với tình trạng vỡ một phần tinh hoàn, tinh hoàn bị vỡ nhưng không làm dập nhu mô tinh hoàn sẽ được chỉ định khâu bảo tồn để duy trì chức năng. Trong quá trình này, các bác sĩ sẽ khâu cầm máu vỏ bao và kết hợp điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống phù nề. Tuy nhiên, nếu mô tinh hoàn bị dập, người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ một phần tinh hoàn bị vỡ. 

Với tình trạng hai bên tinh hoàn đều bị dập nát hoặc vỡ, người bệnh phải cắt bỏ toàn bộ tinh hoàn để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, các bác sĩ có thể hỗ trợ trữ đông tinh trùng để hỗ trợ sinh sản cho người bệnh sau này. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được siêu âm lại để đảm bảo vết thương lành lại.

Có thể bạn quan tâm:

Vỡ tinh hoàn là trường hợp cấp cứu nguy hiểm. Mặc dù không gây tử vong nhưng vỡ tinh hoàn lại gây đau đớn và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác đến sức khỏe và sinh lý nam giới. Do đó, nếu có các biểu hiện nghi ngờ chấn thương tinh hoàn hoặc xuất hiện các cơn đau bìu kéo dài và dữ dội, nam giới cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời. 

Liên hệ với các chuyên gia Megadom theo hotline 096 154 4622 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn và hỗ trợ thăm khám về vấn đề liên quan đến tinh hoàn.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời