Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng sau mổ, Chi phí, Hậu phẫu

Biến chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể bao gồm: tinh hoàn kém phát triển, sản xuất ít tinh trùng hoặc các vấn đề khác có thể dẫn đến vô sinh. Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể được khuyến nghị để ngăn ngừa những biến chứng này.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng sau mổ, Chi phí, Hậu phẫu
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng sau mổ, Chi phí, Hậu phẫu

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự mở rộng của các tĩnh mạch vận chuyển máu thiếu oxy ra khỏi tinh hoàn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tình trạng này qua bài viết: Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? Phân loại và dấu hiệu nhận biết. Trong nội dung bài viết này, Dr. Megadom sẽ chia sẻ các thông tin về biến chứng của bệnh, phương pháp chẩn đoán, các phương pháp phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, chi phí phẫu thuật, triệu chứng sau mổ và một số lưu ý hậu phẫu.

1. Các biến chứng của giãn mạch thừng tinh

Khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, cơ thể của nam giới có thể sẽ khó điều chỉnh nhiệt độ của tinh hoàn. Những yếu tố này có thể góp phần gây ra các biến chứng sau:

  • Sức khỏe tinh hoàn kém:

Nếu bé trai bị giãn tĩnh mạch thừng tinh ở giai đoạn dậy thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn, sản xuất hormone và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe và chức năng của tinh hoàn, do giai đoạn dậy thì là giai đoạn tinh hoàn đang phát triển. Nam giới trưởng thành bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gặp phải biến chứng teo tinh hoàn do mất mô.

  • Vô sinh:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể dẫn đến biến chứng là vô sinh. Theo ước tính, có khoảng 10% đến 20% nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh gặp khó khăn trong việc có con. Bên cạnh đó, trong số những nam giới có vấn đề về sinh sản, có khoảng 40% người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Xem thêm: Giãn tĩnh mạch thừng tinh có con được không?

2. Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh qua siêu âm

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh thông qua phương pháp quan sát trực quan và sờ vào bìu. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp siêu âm để quan sát hình ảnh của các cấu trúc bên trong bìu. Siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh được sử dụng để:

  • Khẳng định kết quả chẩn đoán qua thăm khám hoặc mô tả đặc điểm của tĩnh mạch thừng tinh bị giãn.
  • Loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn khác có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự giãn tĩnh mạch thừng tinh.
  • Phát hiện một vấn đề nào đó gây cản trở lưu lượng máu.
Siêu âm giúp chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh chính xác
Siêu âm giúp chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh chính xác

3. Khi nào cần phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh

Thông thường, giãn tĩnh mạch thừng tinh không cần điều trị nếu bệnh ở mức độ nhẹ và không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Người bệnh cần phẫu thuật khi:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây đau tức dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khả năng lao động.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây biến chứng teo tinh hoàn
  • Bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, đồng thời bị vô sinh chưa rõ nguyên nhân.
  • Bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, đồng thời khi xét nghiệm tinh dịch đồ cho kết quả bất thường.

Xem thêm: Thuốc điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh: Chữa bằng thuốc nam có hiệu quả?

4. Các phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh phổ biến

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh nhằm mục đích bịt kín các tĩnh mạch bị giãn để chuyển hướng dòng máu chảy vào các tĩnh mạch khỏe mạnh. Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch phổ biến như sau:

4.1. Mổ truyền thống

Phương pháp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là phương pháp ít phức tạp nhất. Bác sĩ có thể rạch một đường mổ ở bìu hoặc bẹn. Tuy vậy, phương pháp này có nguy cơ tái phát cao, nhiều biến chứng nên hiện nay không còn được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

4.2. Phương pháp gây nghẽn mạch có chọn lọc qua da

Đây là phương pháp phẫu thuật mở, bác sĩ phẫu thuật thực hiện thủ thuật này để loại bỏ búi tĩnh mạch thừng tinh. Các nghiên cứu cho thấy phương pháp điều trị này có thể tránh làm tổn thương động mạch tinh và tránh bị tràn dịch tinh mạch. Tuy vậy, phương pháp này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện. Tỉ lệ tái phát ở nam giới trưởng thành khoảng 7 – 33%, tỉ lệ tái phát ở trẻ em khoảng 15 – 45%.

4.3. Mổ vi phẫu giãn tĩnh mạch thừng tinh

Phương pháp mổ vi phẫu giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay được áp dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả tốt, hạn chế được các biến chứng hậu phẫu là chảy máu, tràn dịch tinh mạc và nhiễm trùng vết mổ.

4.4. Phẫu thuật nội soi

Phương pháp này được áp dụng thay thế cho phương pháp mổ truyền thống và có tỉ lệ thành công tương tự. Nhược điểm của phương pháp này là tỉ lệ biến chứng hậu phẫu cao, chi phí tốn kém do phải dùng nhiều dụng cụ nội soi. Vì vậy, phương pháp này không được áp dụng phổ biến.

5. Kết quả sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Kết quả sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể bao gồm những điều sau đây:

  • Tinh hoàn bị ảnh hưởng bởi giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể phát triển trở lại kích thước mong đợi. Trong trường hợp phẫu thuật ở bé trai trong độ tuổi dậy thì, tinh hoàn có thể bắt kịp tốc độ phát triển bình thường.
  • Cải thiện số lượng tinh trùng, những bất thường về tinh trùng có thể được khắc phục.
  • Cải thiện khả năng sinh sản hoặc chất lượng tinh trùng để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm trong trường hợp người bệnh đang mong muốn có con.
Điều trị giúp phục hồi chức năng tinh hoàn bị ảnh hưởng
Điều trị giúp phục hồi chức năng tinh hoàn bị ảnh hưởng

6. Chi phí mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh bao nhiêu tiền là mối quan tâm của nhiều người bệnh.

Chi phí cho phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chi phí nơi thực hiện phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật, bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra, tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí mổ, nếu bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe khác có thể phải điều trị thêm và chi phí điều trị tổng cộng sẽ tăng lên.

Để tham khảo chi phí điều trị, bạn vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY.

7. Triệu chứng sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Những ai đã từng mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, sau phẫu thuật có thể gặp một số triệu chứng nhất định.

Đau do phẫu thuật thường nhẹ và có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau cho người bệnh uống trong một thời gian nhất định để giảm bớt sự khó chịu.

Người bệnh có thể trở lại làm việc khoảng 1 tuần sau phẫu thuật và tập thể dục trở lại khoảng 2 tuần sau phẫu thuật. Bạn nên hỏi bác sĩ cụ thể về thời điểm bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường hàng ngày hoặc khi nào có thể quan hệ tình dục để nhận được lời khuyên chính xác nhất.

Các triệu chứng bất thường sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm:

  • Cơn đau sau phẫu thuật kéo dài, cơn đau không thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc giảm đau.
  • Vết mổ có màu sắc thâm đen hoặc bầm xanh.
  • Chảy máu từ vết mổ.
  • Bìu sưng to.
  • Có mùi thối bốc ra từ vết mổ.
  • Sốt cao hoặc kèm lạnh run.

Những triệu chứng này có thể gây ra những biến chứng không mong muốn cho người bệnh, cụ thể là: chảy máu, nhiễm trùng, sưng bìu do dịch tích tụ (tràn dịch tinh mạc), tinh hoàn bị teo lại, giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát.

Nếu có những triệu chứng sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh như trên, người bệnh cần đi tái khám ngay lập tức để bác sĩ xử lý.

8. Hậu phẫu giãn tĩnh mạch thừng tinh cần lưu ý những gì?

Hậu phẫu giãn tĩnh mạch thừng tinh người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Có thể làm việc trở lại sau 5-7 ngày sau khi phẫu thuật
  • Sau phẫu thuật 24 giờ có thể tắm, trong vòng 5 ngày sau mổ không nên ngâm mình trong bồn tắm.
  • Người bệnh có thể bị đau nhẹ sau phẫu thuật, sưng bìu ít và có thể có ít dịch chảy ra từ vết mổ. Lúc này người bệnh có thể dùng bông băng hoặc gạc đắp lên vết mổ.
  • Tránh hoạt động quá sức sau phẫu thuật như khiêng vác vật nặng hay quan hệ tình dục… Cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Sau mổ có thể ăn uống bình thường.
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trở lại bệnh viện tái khám theo lịch bác sĩ hẹn để kiểm tra tình trạng hồi phục.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ sau phẫu thuật, đánh giá kết quả phẫu thuật.

9. Sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh nên kiêng gì?

Sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh nên kiêng gì là điều người bệnh cần chú ý. Người bệnh:

  • Không nên hoạt động mạnh như chạy nhảy, mang vác vật nặng, hoạt động quá sức trong vòng 48 giờ sau mổ.
  • Không nên ngâm mình trong bồn xà bông trong vòng 5 ngày đầu sau phẫu thuật để tránh vết mổ bị nhiễm trùng.
  • Tránh chơi những môn thể thao nặng trong vòng 1 tháng đầu sau phẫu thuật

Nếu trong vòng 2 tuần đầu sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh có các biểu hiện bất thường như sốt, co giật, buồn nôn, nôn, phát ban, mẩn ngứa, đau kéo dài, sưng tấy, có mùi hôi từ vết mổ, chảy máu nhiều, sưng to ở bìu… thì nên đến bệnh viện tái khám ngay để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Các triệu chứng sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh thường ít gặp, vì vậy người bệnh không nên quá lo lắng. Người bệnh cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc hậu phẫu để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Trên đây là một số thông tin cần biết về phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh. Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Phòng khám Nam khoa Megadom theo số Hotline 096.154.4622 hoặc ĐẶT LỊCH TƯ VẤN tại đây để được bác sĩ tư vấn.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời