Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn gây ra các triệu chứng đau tinh hoàn, sưng ở tinh hoàn hoặc bìu, tinh hoàn bị teo hay thậm chí có thể ảnh hưởng đến sinh sản. Vậy bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Bác sĩ Đức – Dr. Megadom sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này trong bài viết sau.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn (còn có tên gọi khác là giãn tĩnh mạch thừng tinh) là tình trạng xảy ra khi các tĩnh mạch bên trong bìu bị giãn ra. Những tĩnh mạch này được gọi là đám rối pampiniform. Nó cũng tương tự như bị giãn tĩnh mạch ở chân.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn hình thành ở tuổi dậy thì và có thể phát triển theo thời gian. Tình trạng này thường xảy ra ở bên trái bìu.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh có thể gây đau, khó chịu, một bên tinh hoàn phát triển chậm hơn bên còn lại hoặc bị teo lại, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn có gây vô sinh không?

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể góp phần gây ra khoảng 40% các trường hợp vô sinh nam. Tuy nhiên, nhiều nam giới mắc bệnh này không gặp vấn đề gì về sinh sản.

Cơ chế dẫn đến vô sinh khi mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Có thể khi bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn, máy tích tụ trong tĩnh mạch khiến nhiệt độ bên trong bìu tăng lên.

Nguyên nhân nào khiến giãn tĩnh mạch thừng tinh gây vô sinh vẫn chưa được giải thích rõ. Có thể nhiệt độ bên trong bìu của bạn tăng lên do sự tích tụ máu trong tĩnh mạch. Nhiệt độ trong bìu tăng lên làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn có triệu chứng như thế nào?

Tình trạng giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường xảy ra ở bên trái bìu và thường không có biểu hiện gì. Một số triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Đau âm ỉ ở tinh hoàn hoặc đau ở bìu, thường xảy ra khi đứng hoặc vào cuối ngày. Cơn đau giảm khi người bệnh nằm xuống.
  • Sưng ở tinh hoàn hoặc bìu.
  • Xuất hiện một khối u nhỏ trong bìu: Nếu tình trạng tĩnh mạch thừng tinh bị giãn ảnh hưởng rộng đến một phạm vi nhất định, có thể nhìn thấy khối giống như “túi giun” phía trên tinh hoàn.
  • Tinh hoàn bị teo: Tinh hoàn bị ảnh hưởng có thể giảm kích thước và nhỏ hơn rõ rệt so với bên còn lại.
  • Vô sinh: Bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, khiến nam giới khó có con. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp người bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn đều bị vô sinh.
Hình ảnh tĩnh mạch tinh hoàn bị giãn
Hình ảnh tĩnh mạch tinh hoàn bị giãn

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn xảy ra do nguyên nhân nào?

Tinh hoàn nhận máu giàu oxy từ hai động mạch tinh hoàn, mỗi động mạch có nhiệm vụ cung cấp máu cho một bên bìu. Tương tự, cũng có hai tĩnh mạch tinh hoàn có nhiệm vụ vận chuyển máu thiếu oxy trở lại tim. Trong mỗi bên bìu, một mạng lưới các tĩnh mạch nhỏ (gọi là đám rối pampiniform) vận chuyển máu từ tinh hoàn đến tĩnh mạch tinh hoàn chính. Tình trạng đám rối pampiniform mở rộng chính là bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn.

Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn vẫn chưa được xác định. Một số yếu tố góp phần gây ra bệnh này có thể là sự cố của các van bên trong tĩnh mạch có nhiệm vụ giữ máu di chuyển đúng hướng. Ngoài ra, tĩnh mạch tinh hoàn trái đi theo một con đường khác so với tĩnh mạch bên phải có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu ở bên trái.

Khi máu thiếu oxy tích tụ trong mạng lưới tĩnh mạch, các tĩnh mạch sẽ giãn ra gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn gây ra những biến chứng nào?

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn tiến triển nghiêm trọng có thể dẫn đến một số biến chứng, bao gồm:

  • Testosterone thấp (thiểu năng sinh dục nam): Testosterone là một loại hormone giúp hình thành các đặc điểm nam giới ở tuổi dậy thì, tăng cường ham muốn tình dục và giúp xương và cơ bắp chắc khỏe. Testosterone thấp có thể làm tinh hoàn bị teo, giảm ham muốn tình dục, giảm khối lượng cơ bắp và gây trầm cảm.
  • Không có tinh trùng (Azoospermia): Là tình trạng không có tinh trùng trong dịch xuất tinh (tinh dịch), dẫn đến vô sinh nam.

Bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn điều trị ra sao?

Bác sĩ Đức – Dr. Megadom cho biết, phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn được áp dụng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh điều trị tại nhà. Bao gồm:

  • Không điều trị: Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh không ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh hoặc gây ra các vấn đề về sinh sản thì không cần điều trị.
  • Điều chỉnh thói quen hàng ngày: Người bệnh cần tránh một số hoạt động gây khó chịu. Nên mặc đồ lót bó sát hơn (như spandex hoặc elastane) hoặc jockstrap khi vận động, tập thể dục hoặc đứng trong thời gian dài để làm dịu các triệu chứng.
  • Chườm đá: Chườm đá hoặc túi lạnh vào bìu có tác dụng giảm đau và khó chịu. Tránh chườm đá trực tiếp lên da mà nên bọc đá hoặc túi lạnh trong một chiếc khăn. Mỗi lần chườm không quá 15 phút.
  • Sử dụng thuốc: Người bệnh có thể được bác sĩ kê một số thuốc chống viêm không steroid (NSAID) nhằm giảm đau nhức ở bìu hoặc tinh hoàn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng NSAID, chính vì vậy người bệnh không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch thừng tinh. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cắt bỏ các tĩnh mạch bị ảnh hưởng và bịt kín các đầu nhằm. Mục đích của phẫu thuật là bịt kín các tĩnh mạch bị bệnh để chuyển hướng dòng máu chảy vào các tĩnh mạch khỏe mạnh.

Người bệnh có thể trở lại làm việc khoảng một tuần sau khi phẫu thuật và tập thể dục trở lại vào khoảng hai tuần sau khi phẫu thuật.

Kết quả điều trị:

  • Tinh hoàn bị ảnh hưởng có thể trở lại kích thước bình thường.
  • Số lượng tinh trùng có thể được cải thiện và những bất thường về tinh trùng có thể được điều chỉnh.
  • Cải thiện khả năng sinh sản hoặc cải thiện chất lượng tinh dịch để thụ tinh trong ống nghiệm.

Xem thêm:

Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn có rủi ro không?

Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh có tương đối ít rủi ro. Một số rủi ro có thể bao gồm:

  • Sự tích tụ chất lỏng xung quanh tinh hoàn (tràn dịch tinh mạc)
  • Tình trạng giãn tĩnh mạch tinh hoàn tái phát
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương động mạch
  • Đau tinh hoàn mãn tính
  • Tụ máu xung quanh tinh hoàn (khối máu tụ).

Trên đây là thông tin tham khảo về bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ với Phòng khám Nam khoa Megadom theo số hotline/Zalo 096.154.4622 hoặc đăng ký đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY để được bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu hàng đầu tư vấn sức khỏe và đặt lịch khám chữa bệnh.

Bài Viết Liên Quan

Để lại một bình luận