Xệ tinh hoàn: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

Xệ tinh hoàn là tình trạng phổ biến ở nam giới với các dấu hiệu như: tinh hoàn bị xệ 1 bên, tinh hoàn chảy xệ và mềm nhũn. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Tinh hoàn xệ có bị vô sinh không? Cách chữa như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Megadom sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Xệ tinh hoàn: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
Xệ tinh hoàn: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị 

Nhận biết dấu hiệu tinh hoàn bị chảy xệ

Tinh hoàn bị chảy xệ (hay còn gọi là sa tinh hoàn) là tình trạng xảy ra khi lớp bìu (nơi chứa tinh hoàn) bị giãn ra và chùng xuống, dần dần nó sẽ kéo theo tinh hoàn bị dài và xệ hơn so với bình thường.

Dấu hiệu xệ tinh hoàn có thể bao gồm:

  • Tinh hoàn bên phải xệ hơn tinh hoàn trái
  • Tinh hoàn trái xệ hơn tinh hoàn phải
  • Tinh hoàn chảy xệ và mềm nhũn
  • Tinh hoàn bị xệ 1 bên.

Nguyên nhân gây xệ tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn của nam giới được treo bên trong bìu. Bìu có khả năng co giãn trong một khoảng nhiệt độ (không quá nóng hoặc quá lạnh) để bảo vệ tinh hoàn và tinh trùng bên trong. Trong thời tiết lạnh, da thắt lại khi cơ bìu kéo tinh hoàn về phía cơ thể để giữ ấm. Trong điều kiện nóng, da sẽ giãn ra để tránh tình trạng tinh hoàn quá nóng, giúp cho khu vực này mát mẻ.

Ngay cả ở những người trẻ tuổi, tinh hoàn cũng sẽ bị chùng xuống một chút. Nam giới thường sẽ nhận thấy điều này khi họ bắt đầu sản xuất tinh trùng ở tuổi dậy thì.

Khi già đi, da vùng bìu trở nên lão hóa, kém săn chắc hơn nên tinh hoàn thường sẽ chảy xệ hơn nhiều. Ban đầu nam giới có thể không chú ý, nhưng ở độ tuổi 50, hầu hết bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về mức độ chùng xuống của tinh hoàn.

Như vậy, tinh hoàn chảy xệ xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân lão hóa hoặc bệnh lý. Một số nguyên nhân gây xệ tinh hoàn bao gồm:

  • Bất thường về cấu trúc: Một số trường hợp tinh hoàn quá to tạo áp lực lớn khiến cho bìu bị xệ xuống. Bên cạnh đó, trường hợp lớp da bìu có chiều dài và rộng lớn hơn so với tinh hoàn cũng có thể khiến tinh hoàn bị xệ xuống.
  • Nhiệt độ thay đổi: khi trời nóng, da ở bìu giãn ra khiến tinh hoàn xệ xuống thấp hơn. Ngược lại, khi thời tiết lạnh, da co lại, tinh hoàn sẽ hơi co lại lên trên.
  • Lão hóa: Tuổi tác càng cao, lượng collagen trong da giảm dần khiến các lớp da giãn ra nhiều hơn. Bìu và tinh hoàn bình thường đã treo ra khỏi cơ thể, khi da bìu giãn hơn kèm theo tác động của trọng lực có thể dẫn đến tình trạng tinh hoàn xệ xuống thấp hơn.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Giãn tĩnh mạch tinh hoàn xảy ra khi một tĩnh mạch gần tinh hoàn sưng lên. Tình trạng sưng này có thể làm tăng lưu lượng máu đến tinh hoàn, khiến nhiệt độ khu vực này tăng lên. Sau đó, cơ thể phản ứng bằng cách tinh hoàn xệ xuống thấp hơn để tránh bị quá nóng.
  • Ung thư tinh hoàn: Các tế bào ung thư có thể làm cho cấu trúc và kích thước tinh hoàn thay đổi, dẫn đến tình trạng tinh hoàn ngày càng xệ xuống.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là một trong những nguyên nhân khiến tinh hoàn bị xệ
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là một trong những nguyên nhân khiến tinh hoàn bị xệ

Xệ tinh hoàn có sao không? Có bị vô sinh không?

Xệ tinh hoàn có sao không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Với những trường hợp xệ tinh hoàn do sự thay đổi nhiệt độ, quá trình lão hóa tự nhiên, da vùng bìu rộng thì tình trạng xệ tinh hoàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, sa tinh hoàn do giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây vô sinh. Theo một nghiên cứu ở Tạp chí Nam học Châu Á, giãn tĩnh mạch thừng tinh xuất hiện ở 15% nam giới và có thể liên quan đến tình trạng vô sinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể khiến nam giới cảm thấy như thể tinh hoàn của họ đang di chuyển hoặc vặn vẹo, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau ở khu vực này.

Bất cứ ai gặp phải những triệu chứng này cùng với dấu hiệu tinh hoàn bị chảy xệ nên đi khám bác sĩ.

Xệ tinh hoàn có chữa được không?

Xệ tinh hoàn có chữa được không là thắc mắc của nhiều nam giới. 

Chữa tinh hoàn bị xệ tại nhà

Dưới sự tác động của quá trình lão hóa tự nhiên, tinh hoàn của nam giới dần dần sẽ bị chảy xệ. Tuy nhiên, các anh em có thể làm chậm quá trình này bằng cách thực hiện những biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào mức độ hoạt động của mình) 
  • Tập thể dục thường xuyên (tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày). 
  • Không hút thuốc 
  • Hạn chế uống rượu bia 
  • Giữ ẩm cho làn da bằng kem dưỡng da tự nhiên, không mùi 
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, C và E cũng như axit béo sorbitol và omega 3 trong chế độ ăn uống
  • Mặc đồ lót chật. Điều này có thể làm cho tinh hoàn tạm thời bớt chảy xệ, nhưng chúng sẽ trở lại vị trí bình thường ngay sau khi bạn cởi quần lót.

Lưu ý: Tinh hoàn cần có khả năng di chuyển ra xa khỏi cơ thể, tùy thuộc vào nhiệt độ. Do đó, da bìu có thể sẽ luôn chảy xệ hơn so với các vùng da còn lại. Đây là một đặc điểm quan trọng của bìu và rất quan trọng đối với việc sản xuất tinh trùng. 

Tùy vào nguyên nhân xệ tinh hoàn mà có phương pháp điều trị phù hợp
Tùy vào nguyên nhân xệ tinh hoàn mà có phương pháp điều trị phù hợp

Chữa tinh hoàn bị xệ bằng phẫu thuật

Trong trường hợp tinh hoàn bị xệ quá mức hoặc tinh hoàn bị xệ do giãn tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh nên điều trị bằng phẫu thuật.

Tóm lại, nếu gặp phải các dấu hiệu như tinh hoàn bị xệ một bên, tinh hoàn chảy xệ và mềm nhũn, đau tinh hoàn… bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán, qua đó xác định được nguyên nhân và bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Trên đây là thông tin tham khảo về tình trạng tinh hoàn bị chảy xệ. Liên hệ với Megadom theo hotline/zalo: 096.154.4622 hoặc đặt lịch tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY để được bác sĩ tư vấn.

Có thể bạn quan tâm: Bị xệ tinh hoàn có đi nghĩa vụ được không?

Bài Viết Liên Quan

Trả lời