Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn cương dương (ED) là một tình trạng thường liên quan đến tuổi già, nhưng việc không thể đạt được hoặc duy trì sự cương cứng cũng có thể ảnh hưởng đến những người đàn ông trẻ tuổi, thậm chí là thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì. Sau đây là những điều bạn cần biết về rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng này.

Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì là gì?

Rối loạn cương dương (ED) là khi bạn không thể đạt được hoặc duy trì sự cương cứng. Nó có thể xảy ra khi bạn đang thủ dâm hoặc khi bạn quan hệ tình dục với người khác. 

Tuổi dậy thì có thể bị rối loạn cương dương không?

Bạn có thể bị rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì. Ngay cả khi bạn chưa quan hệ tình dục, bạn vẫn có thể phát hiện ra các vấn đề về cương cứng khi thủ dâm.

Tuy nhiên, việc gặp vấn đề về cương cứng khi còn ở tuổi dậy thì không có nghĩa là bạn chắc chắn bị rối loạn cương dương, đó có thể là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường của tuổi dậy thì (hoặc dậy thì muộn).

Một nghiên cứu trên 40 nam giới trong độ tuổi 14–19 đã quan sát thấy rằng thời gian trung bình của rối loạn cương dương trước khi tìm kiếm sự chăm sóc y tế là khoảng 22 tháng (1). Trên thực tế, 87,5% thanh thiếu niên trong nghiên cứu gặp khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng và 75% không thể đạt được sự cương cứng tự phát trong các lần quan hệ tình dục (1).

Nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì

Khi nói đến chứng rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì, nguyên nhân phổ biến thường là các yếu tố tâm lý và thói quen lối sống. 

Rối loạn cương dương do yếu tố thể chất thường gặp ở những người lớn tuổi hơn vì những người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến khả năng cương cứng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ xác định đúng nguyên nhân và loại trừ khả năng mắc các bệnh lý tiềm ẩn.

Nguyên nhân tâm lý

Các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo lắng, áp lực có khả năng gây ra chứng rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì. Những vấn đề về tâm lý ở tuổi dậy thì thường là do áp lực từ việc học tập, ngoại hình, mối quan hệ trong gia đình, sự thay đổi tâm sinh lý…

Nguyên nhân về lối sống

Một số lối sống không lành mạnh có thể tác động tiêu cực đến tâm lý và ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của cậu nhỏ như: xem phim khiêu dâm, sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy…

Nguyên nhân về thể chất

Các yếu tố thể chất có thể ảnh hưởng đến sự cương cứng ở tuổi dậy thì. Khi bước vào tuổi dậy thì, phần lớn các thiếu niên bị rối loạn hormone testosterone, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì. Ngoài ra một số trẻ còn bị tăng sinh hàm lượng hormone prolactin, một loại hormone được sản xuất bởi tuyến yên, khiến dương vật hoạt động bất ổn và lâu dần có thể gây ra rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì.

Ngoài ra, một số bệnh lý tiềm ẩn khác cũng có thể gây ra rối loạn cương dương như tiểu đường, bệnh lý về thần kinh, mạch máu…

Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Triệu chứng của rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì

Có ba triệu chứng chính của rối loạn cương dương. Những triệu chứng này là:

  • Không có khả năng cương cứng.
  • Không có khả năng duy trì sự cương cứng đủ lâu để giao hợp.
  • Gặp khó khăn khi cương cứng đủ vững chắc để giao hợp.

Những triệu chứng này về lâu dài có thể dẫn đến thiếu ham muốn tình dục hoặc mất hứng thú với tình dục.

Điều trị rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn cương dương, các bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.

Có một số thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp cải thiện chất lượng cương cứng cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể ở tuổi dậy thì, bao gồm:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (hạn chế thực phẩm chế biến sẵn)
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bỏ hút thuốc (vì hút thuốc làm giảm lưu thông máu và gây ra rối loạn cương dương)
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma túy…
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý
  • Thư giãn, tránh căng thẳng quá mức
  • Ngủ đủ giấc (8-10 tiếng mỗi đêm)
  • Tránh các loại thuốc kích thích
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ thể thao của trường.

Trong hầu hết các trường hợp, rối loạn cương dương có thể điều trị được, nhưng tình trạng này có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý về thần kinh… Nếu bạn đang bị rối loạn cương dương, đặc biệt nếu bạn đang ở độ tuổi thanh thiếu niên, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Liên hệ với bác sĩ của Megadom để được tư vấn trực tuyến hoặc đặt lịch thăm khám tại đây: ĐĂNG KÝ TƯ VẤN.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời