MỤC LỤC BÀI VIẾT
Lá lốt được ví như “thần dược” tự nhiên, mang lại sức mạnh cho đàn ông và giúp tăng cường sinh lý hiệu quả. Bài viết dưới đây chia sẻ những tác dụng của lá lốt với đàn ông và một số món ăn bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt.
1. Tìm hiểu về cây lá lốt và tác dụng trong Đông Y
Cây lá lốt có tên khoa học Piper Lolot, là một loại cây thân thảo ưa sống ở vùng nhiệt đới ẩm, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Cây có độ cao trung bình là 30 – 40 cm, lá đơn, tán xòe rộng và có gân xanh nổi.
Cây lá lốt thường mọc hoang, thu hoạch được quanh năm và có thể sử dụng tươi hoặc phơi, sấy khô. Trong Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, quy 2 kinh: Tỳ, vị. Trong thành phần của lá lốt có chứa ancaloit và tinh dầu như benzylaxetat, β – caryophylen, mang lại công dụng ôn trung tán hàn, trừ phong thấp, chỉ thống, hạ khí, tiêu thực, kiện vị, cầm nôn, kháng viêm, đặc trị các bệnh như:
- Giải cảm, trị đau đầu, đau nhức xương khớp và tay chân tê bại.
- Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng do lạnh và buồn nôn.
- Chữa đau nhức răng và viêm răng lợi.
- Hỗ trợ chữa viêm nhiễm vùng kín ở cả nam và nữ giới.
- Giảm phù thũng do suy thận.
- Kết hợp lá lốt với lá đậu ván trắng và lá khế để giải độc do rắn cắn hoặc say nấm độc.
Cây lá lốt mang lại nhiều lợi ích không chỉ trong lĩnh vực sức khỏe mà còn ứng dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền.
2. Tác dụng của lá lốt với đàn ông như thế nào?
Theo Y học cổ truyền, lá lốt là 1 loại thảo mộc tự nhiên có hương vị nhẹ nhàng, cay nhẹ và tính ấm. Tác dụng của lá lốt với đàn ông nói riêng và tất cả mọi người nói chung là giúp giảm đau bụng, giảm đau xương khớp và thoát vị đĩa đệm. Các thầy thuốc Đông y cũng thường sử dụng lá lốt để chữa trị mụn nhọt hoặc bệnh ngoài da.
Với Y học hiện đại, lá lốt đã được chứng minh là chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như: Vitamin C, alkaloid, beta-caryophyllene, benzyl acetate, canxi, sắt, photpho và nhiều thành phần khác…mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc cải thiện vấn đề sinh lý ở nam giới, cụ thể:
- Tinh vị trong lá lốt giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp máu cho dương vật và duy trì sự cương cứng khi quan hệ tình dục. Đồng thời, các vitamin và khoáng chất trong lá lốt cũng có tác dụng duy trì sức khỏe sinh lý nam giới, đồng thời nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.
- Trong thành phần của lá lốt chứa nhiều tinh dầu tự nhiên có tính kháng viêm mạnh mẽ. Tác dụng của lá lốt với đàn ông phải kể đến nữa là hỗ trợ giảm viêm nhiễm đường tiểu niệu, nhiễm trùng đường tinh hoàn và giảm hiệu quả các cơn đau ở dương vật nhờ khả năng kích thích sản xuất hormone giảm đau cục bộ.
Tác dụng của lá lốt với đàn ông không chỉ dừng ở việc hỗ trợ chữa trị vấn đề sinh lý mà còn có nhiều ứng dụng khác như:
- Giảm đau và nhức xương khớp
- Chữa trị đau đầu, tiêu chảy hoặc đau răng
- Tăng cường chức năng gan và thận
- Chữa chứng đầy hơi hoặc ợ chua, chướng bụng
- Trị phù thũng và đổ mồ hôi trộm.
3. Hướng dẫn cách sử dụng lá lốt tốt cho sức khỏe phái mạnh
Để tận dụng tối đa tác dụng của lá lốt với đàn ông thì việc sử dụng đúng cách rất quan trọng. Một số hướng dẫn về cách sử dụng lá lốt tốt cho sức khỏe đấng mày râu bao gồm:
3.1. Bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt
Sử dụng lá lốt chữa viêm tinh hoàn:
Tác dụng của lá lốt với đàn ông là chữa viêm tinh hoàn. Cách sử dụng như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 12gr lá lốt, lệ chi, bạch truật mỗi loại.
- 10gr bạch linh, trần bì.
- 6gr phòng đảng sâm, sơn thù.
- 21gr sinh khương, 5gr hoàn kỳ, 4gr cam thảo.
Cách chế biến:
- Sắc thang thuốc với 600ml nước đến còn 200ml, ủ dùng thành nhiều đợt trong ngày.
Sử dụng lá lốt để chữa bệnh yếu sinh lý:
Lá lốt chữa yếu sinh lý là một trong những mẹo được lưu truyền trong dân gian. Để chữa yếu sinh lý bằng lá lốt, bạn làm như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 7-10 lá lốt tươi.
- Hành khô, nước mắm chua ngọt.
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch, hành khô bào mỏng, ngâm hành với nước mắm.
- Cuốn hành lá ăn từ 3-4 lần/tuần.
Có thể bạn quan tâm: Chồng bị yếu sinh lý nên ăn gì?
Lá lốt chữa đau nhức xương khớp:
Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ nhiều đời nay. Phương pháp dùng lá lốt chữa đau nhức xương rất đơn giản:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 16gr gai tầm xoọng, 20gr lá lốt khô và 12gr thiên niên kiện.
Cách chế biến:
- Sắc với 400ml nước đun sôi đến còn 100ml, chia uống trong ngày, dùng liên tục 7 ngày.
Sử dụng lá lốt trị mụn nhọt
Một tác dụng của lá lốt với đàn ông khác là trị mụn nhọt. Để thực hiện phương pháp trị mụn nhọt bằng lá lốt, bạn làm như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá lốt, lá chanh, lá ráy và lá tía tô mỗi loại 15gr.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rồi giã nát và đắp lên vùng da bị mụn nhọt.
- Tán bột vỏ cây chanh khô lên vùng da thương tổn.
- Thực hiện mỗi ngày trong 3 ngày.
3.2. Món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe từ lá lốt
Ngoài các bài thuốc từ lá lốt thì bạn cũng có thể sử dụng thảo dược này để chế biến thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng với sức khỏe. Một số món ăn tham khảo gồm:
Món chân dê hầm lá lốt:
Món chân dê hầm lá lốt giúp bổ máu, đặc biệt rất tốt cho sức khỏe của chị em phụ nữ sau sinh hoặc nam giới mới ốm dậy cần tăng cường thể lực.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 4 chân dê (đã làm sạch, chặt miếng).
- 10 lá lốt (đã rửa sạch, thái sợi).
- 30gr gừng tươi (đập dập).
- 50gr hành tím (băm nhỏ).
- Gia vị: mắm, muối, mì chính, hạt tiêu.
Hướng dẫn:
- Cho chân dê vào nồi với 1 lít nước, đun sôi, giảm lửa đun khoảng 20 phút.
- Thêm lá lốt, gừng tươi, hành tím, đun sôi cho tới khi chín nhừ.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Món chả cuốn lá lốt thơm ngon, lạ miệng:
Chả cuốn lá lốt là món ăn dân giã, rất thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình Việt. Để làm món ăn chả cuốn lá lốt thơm ngon, bạn cần:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200gr thịt lợn băm nhỏ (ướp muối, tiêu, dầu ăn, nước mắm).
- 15-20 lá lốt (đã rửa sạch).
- 2 quả trứng gà.
- Gia vị: hạt nêm, muối, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn.
Hướng dẫn:
- Trộn thịt, trứng, lá lốt băm thành nhân.
- Đặt lá lốt, đặt nhân lên trên lá, cuộn lại.
- Chiên chả đến khi vỏ ngoài vàng nâu.
Rạm rang lá lốt tốt cho sức khỏe quý ông:
Món ăn này không chỉ phù hợp ăn kèm cơm nóng và còn là “mồi nhậu” ưa thích của các quý ông. Còn gì tuyệt vời hơn một món ăn vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng lại giúp tăng cường tinh lực:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 300g cua rạm (xóc sạch, tác mai và yếm rạm).
- 10-15 lá lốt (đã rửa sạch, thái sợi).
- 1 thìa cà phê tỏi băm nhuyễn.
- Gia vị: mắm, mì chính, muối, dầu ăn và đường.
Hướng dẫn:
- Phi tỏi băm nhuyễn, thêm rạm đã ướp, đảo đều cho tới khi rạm giòn.
- Nêm gia vị theo khẩu vị.
- Thêm lá lốt, đảo đều, bày ra khay ăn kèm cơm nóng hoặc cho chàng nhâm nhi cùng bạn bè.
4. Lưu ý để sử dụng lá lốt an toàn
Sau khi đã biết được các tác dụng của lá lốt với đàn ông thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn khi sử dụng:
- Hạn chế ăn quá 100g lá lốt mỗi ngày để tránh tác dụng phụ cho cơ thể.
- Tránh sử dụng lá lốt đối với những trường hợp nhiệt miệng, táo bón, người có vấn đề về dạ dày, dị ứng, hoặc nổi mẩn đỏ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
- Điều chỉnh giờ giấc làm việc, tránh căng thẳng và đảm bảo giấc ngủ đủ giấc để tránh rối loạn nội tiết testosterone.
- Khi sử dụng lá lốt để chữa yếu sinh lý, nên kết hợp bổ sung thêm omega-3 từ các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, rau xanh và thực phẩm giàu kẽm như hạt, thịt gà, hàu, lươn, cam, quýt, dâu tây hoặc việt quất.
- Trong trường hợp bệnh không cải thiện sau thời gian dài sử dụng lá lốt, nên thăm khám tại các bệnh viện để được tư vấn và can thiệp phương pháp chữa trị tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: Bài tập Kegel cho nam giới chữa yếu sinh lý
Trên đây là thông tin tham khảo về tác dụng của lá lốt với đàn ông. Mặc dù những tác dụng của lá lốt với đàn ông là không thể phủ nhận và đã được lưu truyền từ lâu đời nhưng vẫn cần có các nghiên cứu khoa học kiểm chứng. Do đó, bạn không nên lạm dụng trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu bạn muốn sử dụng lá lốt cho mục đích chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu bạn còn câu hỏi hoặc cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ Thẩm mỹ Nam khoa Megadom qua số Hotline 096.154.4622 hoặc đặt lịch TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết.