Bệnh giang mai giai đoạn cuối (giai đoạn 3) và những điều cần biết

Bệnh giang mai giai đoạn cuối (giai đoạn 3) không chỉ dừng lại ở những tổn thương bên ngoài mà còn gây ra những tổn thương sâu vào các cơ quan trong cơ thể, thậm chí có thể tử vong. Vậy giang mai giai đoạn cuối có những triệu chứng gì? Phác đồ điều trị như thế nào?

Bệnh giang mai giai đoạn cuối (giai đoạn 3) và những điều cần biết
Bệnh giang mai giai đoạn cuối (giai đoạn 3) và những điều cần biết

1. Bệnh giang mai giai đoạn cuối là gì?

Giang mai là 1 trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến, do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Giang mai giai đoạn 3 là nguy hiểm nhất, ảnh hưởng sâu sắc đến da, niêm mạc, tim mạch, hệ thần kinh và có thể dẫn đến tử vong ở người bệnh. 

Đa số trường hợp người bệnh giang mai chỉ phát triển đến giai đoạn 1 và 2 và khoảng 15% – 30% phát triển đến giai đoạn 3. Điều trị sớm ở giai đoạn 1 và 2 có thể ngăn chặn nguy cơ chuyển sang giang mai giai đoạn cuối.

Giang mai giai đoạn 3 là kết quả của giai đoạn 1 và 2. Thời gian phát triển từ bệnh giang mai giai đoạn 2 đến 3 dao động từ 3 đến 10 năm sau nhiễm khuẩn. Chỉ có 30-50% trường hợp phát triển đến giai đoạn 3, thường là do không phát hiện hoặc điều trị.

2. Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn cuối

Ở giai đoạn 3, triệu chứng của bệnh giang mai rất đa dạng và nghiêm trọng, bao gồm tổn thương da, niêm mạc, tim mạch, thần kinh và các bộ phận khác trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm động mạch chủ, tổn thương thần kinh, và tử vong.

Biểu hiện của giang mai giai đoạn 3 bao gồm:

  • Giang mai củ: Thương tổn khu trú có màu đỏ, không đều và có thể nổi thành khối trên da.
  • Gôm giang mai: Bắt đầu cứng rồi chuyển mềm, làm đỏ vùng da xung quanh và cuối cùng thành sẹo.
  • Giang mai tim mạch: Khoảng 10% bệnh nhân phát triển tổn thương tim mạch, thường là viêm động mạch chủ và có thể dẫn đến suy tim trái.
  • Giang mai thần kinh: Giang mai thần kinh xảy ra khi xoắn khuẩn xâm nhập sâu vào tủy sống và nhu mô não, gây viêm màng não-tủy và rối loạn thần kinh. Biểu hiện bao gồm đau yếu cơ, tăng phản xạ đầu gối, giảm trương lực cơ, rối loạn cảm giác sâu và chức năng niệu dục. 

Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giai đoạn đầu

3. Bệnh giang mai giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?

Bệnh giang mai giai đoạn cuối rất nguy hiểm, nó gây ra các tổn thương và biến chứng không thể hồi phục, như các khối củ giang mai, tổn thương tim mạch, và tổn thương thần kinh, các cơ quan nội tạng bị phá hủy và cuối cùng là dẫn đến tử vong. Việc điều trị ở giai đoạn này trở nên khó khăn hơn và không thể đảm bảo khôi phục hoàn toàn.

Với giang mai thần kinh, người bệnh sẽ mất kiểm soát hành vi, gặp rối loạn tâm thần và suy nhược dây thần kinh. Nếu không kiểm soát được, bệnh có thể tác động đến nhu mô não, dẫn đến viêm màng não, tủy và viêm não.

Giang mai tim mạch gây khó chịu và suy tim, đặc biệt khi hở van tim. Nếu không điều trị, máu chảy ngược vào động mạch có thể làm giãn động mạch và tăng nguy cơ vỡ mạch máu, gây tiên lượng tử vong cao.

Đặc biệt, giang mai giai đoạn cuối làm ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi. Theo thống kê, có khoảng 40% trẻ bị giang mai bẩm sinh có thể gặp các vấn đề như tật mũi, xương khớp, răng và mũi.

Bệnh giang mai giai đoạn cuối có thể gây ra các biến chứng về tim mạch, thần kinh...
Bệnh giang mai giai đoạn cuối có thể gây ra các biến chứng về tim mạch, thần kinh…

4. Giang mai giai đoạn cuối có điều trị dứt điểm được không?

Bệnh giang mai thường khó nhận biết vì thiếu triệu chứng đặc biệt. Thường thì người bệnh chỉ phát hiện khi đã vào giai đoạn 2, mềm bệnh đã xuất hiện từ 3-4 tháng trước. 

Ở giai đoạn 1 và 2, bệnh giang mai có thể điều trị được. Nhưng nếu bước sang giai đoạn 3, việc điều trị trở nên khó khăn và kết quả không thể dự đoán trước.

Trong giai đoạn này, xoắn giang mai đã ẩn vào các tế bào, không bài tiết vào huyết thanh, làm cho xét nghiệm trở nên khó chính xác. Xoắn giang mai này đi vào nội tạng, tạo thành các gôm ở mạch máu, dây thần kinh, gan, tim, phổi, xương khớp,… gây tổn thương và biến chứng, thậm chí có thể gây tử vong.

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, giang mai có thể được điều trị bằng kháng sinh ở mọi giai đoạn, từ 1 đến 3. Tuy nhiên, những tổn thương từ biến chứng ở giang mai giai đoạn 3 không thể phục hồi. Hơn nữa, sau khi điều trị, nguy cơ tái nhiễm vẫn tồn tại nếu duy trì lối sống tình dục không an toàn và không đảm bảo.

4. Phác đồ điều trị giang mai giai đoạn cuối

Giang mai có thể điều trị hiệu quả nhất bằng cách sử dụng kháng sinh. Phác đồ điều trị giang mai giai đoạn cuối theo hướng dẫn của Bộ Y tế như sau:

 Sử dụng kháng sinh Penicillin:

  • Giai đoạn muộn: Sử dụng Benzathine penicillin 2.4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu 1 lần/tuần trong 3 tuần.
  • Trẻ mắc giang mai bẩm sinh: Lựa chọn Benzyl penicillin hoặc Procain penicillin theo liều lượng và cách tiêm hướng dẫn.
  • Trẻ sơ sinh không có triệu chứng: Sử dụng Benzathine penicillin G 50.000 đơn vị/kg/ngày, tiêm bắp một liều duy nhất.

Trường hợp người bệnh bị ứng Penicillin:

  • Sử dụng Erythromycin 500mg, uống 4 lần/ngày, liên tục trong 30 ngày.

Trong quá trình điều trị giang mai giai đoạn cuối, có thể xảy ra phản ứng Jarisch-Herxheimer, thường là các triệu chứng thoáng qua như sốt, rét run và đau cơ. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng người bệnh cần được theo dõi đặc biệt nếu có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc lượng tế bào dịch não tủy cao.

Tóm lại, người mắc bệnh giang mai giai đoạn cuối vẫn có cơ hội chữa trị, nhưng nguy cơ biến chứng tăng. Điều trị sớm là yếu tố tiên quyết để ngăn chặn tổn thương giang mai không thể hồi phục.

Bệnh giang mai cần được điều trị sớm để hạn chế biến chứng
Bệnh giang mai cần được điều trị sớm để hạn chế biến chứng

5. Cách phòng ngừa bệnh giang mai

Không có vắc xin phòng bệnh giang mai. Để giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh giang mai, hãy làm theo những lời khuyên sau:

  • bạn nên đi xét nghiệm bệnh giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) khác.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Bao cao su có thể giảm nguy cơ mắc hoặc lây truyền bệnh giang mai, nhưng không đảm bảo phòng tránh được hoàn toàn.
  • Tránh xa rượu bia và chất kích kích: Rượu bia và các chất kích thích có thể cản trở khả năng phán đoán và dẫn đến những hành vi quan hệ tình dục không an toàn.
  • Không thụt rửa: Nó có thể loại bỏ một số vi khuẩn lành mạnh thường có trong âm đạo. Và điều đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Cho con bú một cách thận trọng: Bệnh giang mai có thể truyền từ mẹ sang con trong thời gian cho con bú nếu có vết loét ở một hoặc cả hai vú. Để tránh điều này xảy ra, hãy bơm hoặc vắt sữa mẹ bằng tay từ vú có vết loét.
  • Thông báo cho đối tác cùng điều trị: Nếu các xét nghiệm cho thấy bạn mắc bệnh giang mai thì hãy

Trên đây là thông tin tìm hiểu về bệnh giang mai giai đoạn cuối (giai đoạn 3). Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm do bệnh giang mai, hãy chú ý phòng ngừa bệnh. Nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh giang mai, hãy đi xét nghiệm và điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế những tổn thương và biến chứng do bệnh gây ra.

Để được tư vấn về các bệnh nam khoa, bạn vui lòng liên hệ với Thẩm mỹ Nam khoa Megadom qua Hotline/Zalo 096.154.4622 hoặc có thể đặt lịch TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời