Hậu covid có gây rối loạn cương dương không?

Virus Covid-19 gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe và sinh lý nam giới. Liệu hậu Covid có gây rối loạn cương dương không? Trong bài viết dưới đây, Megadom sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về mối liên hệ giữa hội chứng hậu Covid 19 và bệnh rối loạn cương dương. 

Hậu covid có gây rối loạn cương dương không?
Hậu covid có gây rối loạn cương dương không?

Biểu hiện rối loạn cương dương hậu Covid-19

Rối loạn cương dương (Erectile DysFunction – ED) là tình trạng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới. Đặc trưng của bệnh ED là dương vật không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng để quan hệ tình dục trọn vẹn. Một số trường hợp ED kéo dài có thể dẫn đến tình trạng bất lực, liệt dương, thiểu năng sinh dục nam giới…

Bệnh rối loạn cương dương hậu Covid-19 có các biểu hiện dễ nhận biết:

  • Giảm ham muốn tình dục: Nam giới ED thường bị suy giảm hoặc không có nhu cầu tình dục ngay cả khi có kích thích, vì thế dương vật luôn trong trạng thái khó cương cứng. Điều này khiến cho người bệnh dễ đối mặt với lo âu, thiếu tự tin hoặc trầm cảm.
  • Thời gian cương cứng ngắn: Rối loạn cương dương khiến cho dương vật chỉ cương cứng trong thời gian ngắn. Dương vật ngay khi vừa thâm nhập vào âm đạo đã xìu hoặc mới đưa vào âm đạo đã bắt đầu mềm dần.
  • Dương vật cương cứng bất thường: Một số trường hợp nam giới không kiểm soát được thời điểm dương vật cương cứng. Nam giới có ham muốn nhưng không không thể cương cứng khi có kích thích, nhưng dương vật lại cương cứng vào các tình huống bất ngờ như khi đang lái xe, lúc nửa đêm, khi đang làm việc, đang ngủ…

Hậu covid có bị rối loạn cương dương không?

Các biểu hiện ED vẫn xuất hiện rõ ràng ở người bệnh Covid-19. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào khẳng định hậu Covid trực tiếp gây ra tình trạng rối loạn cương dương cho nam giới. 

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn cương dương hậu Covid-19 là do sự thiếu hụt Testosterone. Testosterone là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự cương cứng của dương vật đồng thời hỗ trợ quá trình sản xuất tinh trùng. 

Lượng Testosterone thấp sẽ làm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương, suy giảm về số lượng và chất lượng tinh trùng. Ngoài ra, thiếu hụt Testosterone hậu Covid-19 cũng gây ra các vấn đề sức khỏe toàn thân như béo phì, rối loạn chuyển hoá, khó tập trung, tinh thần mệt mỏi. 

Rối loạn cương dương hậu Covid
Rối loạn cương dương hậu Covid

Mối quan hệ giữa Covid-19 và rối loạn cương dương

Covid-19 có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng nội mô, lan rộng ra các cơ quan khác ngoài phổi và thận, xâm nhập vào mô tinh hoàn và làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới trong một số trường hợp.

  • Các mạch máu ở dương vật bị tổn thương

Các mạch máu có vai trò chính trong quá trình lưu thông máu đến dương vật, hỗ trợ chức năng cương dương. Virus Covid 19 có thể gây ra việc hình thành các cục máu đông nhỏ hoặc viêm niêm mạc mạch máu. Điều này sẽ khiến rối loạn chức năng nội mô, khiến lượng máu lưu thông thấp, mạch máu dễ bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp, dẫn đến tình trạng dương vật khó cương cứng. 

  • Các tế bào trong tinh hoàn bị xâm nhập

Virus Covid-19 gây bệnh dựa vào cấu trúc protein gai S. Khi xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể, các protein gai S sẽ gắn với thụ thể ACE2 (Angiotensin Converting enzyme 2) nằm trên màng tế bào. Thụ thể này xuất hiện rất nhiều trong các cơ quan của cơ thể, bao gồm cơ quan sinh dục nam là tinh hoàn.

Tinh hoàn là nơi sản sinh ra hormone sinh dục và tinh trùng. Virus Covid-19 gắn với các thụ thể ACE 2 ở trong tinh hoàn rất dễ xâm nhập vào các tế bào sẽ gây ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng hoạt động của tinh hoàn. 

Phản ứng viêm tế bào xảy ra làm suy giảm hoạt động của tế bào Leydig và Luteinizing (nguyên nhân của sự khởi phát và điều tiết quá trình sản sinh testosterone) khiến tinh hoàn chậm tiến độ sản sinh hormone sinh dục. 

  • Tác động tâm lý bất ổn

Người bệnh Covid-19 rất dễ rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn, mệt mỏi, từ đó tác động xấu đến hệ thần kinh giao cảm, kích thích cơ thể sản xuất Adrenaline – loại hormone gây co mạch, làm cản trở máu lưu thông đến dương vật. Sức khoẻ giảm sút với trạng thái căng thẳng kéo dài là nguyên nhân làm giảm Testosterone.

Phương pháp điều trị rối loạn cương dương hậu covid

Mặc dù Covid-19 không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra rối loạn cương dương nhưng việc cách chữa rối loạn cương dương hậu Covid-19 sẽ giúp nam giới tăng cường sức khoẻ sinh lý. Lượng testosterone có khả năng hồi phục nếu người bệnh được chăm sóc sức khỏe đúng cách. Vậy làm thế nào để cải thiện rối loạn cương dương hậu Covid?

  • Giải toả tâm lý: Loại bỏ căng thẳng, stress có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn cương dương tạm thời hiệu quả. Trong một số trường hợp, nam giới nên giữ trạng thái tinh thần thoải mái, tránh nghĩ đến các vấn đề quan hệ để giải toả tâm lý lo âu, mặc cảm trước khi quan hệ tình dục. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống đủ 4 nhóm dưỡng chất bao gồm bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất có khả năng cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sinh lý. Trong giai đoạn hậu Covid-19, người bệnh nên ưu tiên các loại thịt đỏ, hải sản như hàu, cá hồi, ốc biển, trứng… và hạn chế chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. 
  • Duy trì thói quen nghỉ ngơi: Mất ngủ là biểu hiện đặc trưng của người bệnh hậu Covid-19. Thói quen thức khuya dễ khiến nam giới sa vào tình trạng lạm dụng thủ dâm do tiếp xúc thường xuyên với các loại phim ảnh liên quan đến tình dục. Để cải thiện sức khoẻ sinh lý hậu Covid, nam giới nên duy trì thời gian nghỉ ngơi 7- 8 tiếng/ngày, tránh thức khuya. 
  • Chia sẻ với bạn đời: Người bệnh rối loạn cương dương khi gặp phải trở ngại trong quan hệ tình dục, hoặc có các biểu hiện rối loạn lo âu khi quan hệ tình dục nên chia sẻ với bạn đời để được cảm thông và chia sẻ. 
  • Sử dụng thuốc điều trị rối loạn cương dương: Các trường hợp rối loạn cương dương ngắn hạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc điều trị nội khoa như thuốc ức chế PDE5, thuốc duy trì khả năng cương cứng hoặc một số loại thuốc kích thích sản sinh hormone sinh dục để cải thiện chức năng sinh lý. 

Trường hợp nam giới đang có các biểu hiện rối loạn cương dương hậu Covid-19 hoặc có triệu chứng ED kéo dài với tần suất cao hơn cần được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm để kiểm tra nội tiết tố nhằm đánh giá chức năng và khả năng hoạt động của tinh hoàn. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý rối loạn cương dương cần được giải đáp và xác định phác đồ điều trị, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia Megadom theo HOTLINE/ZALO: 096 154 4622 hoặc đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời