Kích thước tinh hoàn bình thường theo độ tuổi

Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong hệ thống sinh dục của nam giới. Vậy kích thước tinh hoàn bình thường theo từng độ tuổi là bao nhiêu? Kích thước tinh hoàn ở trẻ em là bao nhiêu? Cùng chuyên gia Megadom giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.

Kích thước tinh hoàn bình thường theo độ tuổi
Kích thước tinh hoàn bình thường theo độ tuổi

Tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn là cơ quan nằm trong tuyến sinh dục, có nhiệm vụ sản xuất và lưu trữ tinh trùng, tiết hormone testosterone nhằm duy trì sức khỏe cho hệ thống sinh sản của nam giới.

Tinh hoàn có hình bầu dục, hình dáng giống quả trứng gà, gồm 2 bên tinh hoàn trái, phải và được bao bọc bởi một lớp da hơi sần sùi, màu hồng nhạt gọi là bìu. Phần bìu treo ở ngoài cơ thể, nằm phía trước vùng xương chậu gần đùi. Tinh hoàn chỉ được che chắn bởi một lớp bìu nên được xem là bộ phận nhạy cảm và dễ tổn thương nhất của nam giới.

Tinh hoàn được kết nối với các bộ phận bên trong cơ thể bằng thừng tinh. Dây thừng tinh có chứa các dây thần kinh, mạch máu, các ống dẫn tinh hỗ trợ việc vận chuyển tinh trùng, từ đó tạo ra hiện tượng xuất tinh ở nam giới. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh hoàn bao gồm nhiệt độ, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, hoạt động thể chất…

Kích thước tinh hoàn bao nhiêu là bình thường? 

Kích thước tinh hoàn trung bình được coi là bình thường như sau:

  • Chiều dài trung bình của tinh hoàn dao động khoảng 4- 5,1cm.
  • Kích thước bình thường của tinh hoàn trên siêu âm sẽ có chiều dài dưới 5cm (2 inch), chiều rộng khoảng 3cm (1,2 inch), dày 2cm (0,8 inch) và nặng khoảng 20- 25g.

Ngoài ra, tinh hoàn bình thường cũng đi kèm các hình ảnh thể hiện cụ thể:

  • Không phát hiện khối u ở bìu hay xung quanh tinh hoàn
  • Không có dấu hiệu xoắn thừng tinh, nhiễm trùng, sưng hay viêm tinh hoàn
  • Lượng máu cung cấp đến tinh hoàn đầy đủ
  • Không phát hiện chất dịch, máu hay mủ ứ lại

Trường hợp nam giới không đạt chỉ số kích thước bình thường của tinh hoàn sẽ gặp phải hai tình trạng sau:

  • Tinh hoàn nhỏ: Tình hoàn có chiều dài dưới 3,5cm được coi là tinh hoàn nhỏ. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tinh hoàn nhỏ do suy sinh dục, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn ẩn, hội chứng Klinefelter… Tinh hoàn nhỏ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu như kích thước cả hai bên tinh hoàn đềuquá nhỏ rất dễ dẫn đến nguy cơ loãng xương, khiến cho khả năng sản xuất tinh trùng bị giảm, từ đó tăng nguy cơ vô sinh cho nam giới.
  • Tinh hoàn lớn: Tinh hoàn có dấu hiệu sưng, kích thước lớn hơn so với mức bình thường ở độ tuổi trưởng thành được coi là tinh hoàn lớn. Đây không phải dấu hiệu của sự gia tăng hoạt động ở tinh hoàn mà là biểu hiện của các bệnh lý tinh hoàn nguy hiểm. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tinh hoàn lớn do viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, u nang biểu mô, ung thư tinh hoàn…

Có thể bạn quan tâm: Kích thước trung bình của cậu nhỏ theo từng độ tuổi

Kích thước tinh hoàn ở trẻ em như thế nào là bình thường?

Kích thước tinh hoàn trẻ sơ sinh thường rất nhỏ. Tinh hoàn sẽ bắt đầu phát triển mạnh trong giai đoạn đầu của tuổi dậy thì (từ 10 – 13 tuổi). Khi đó, vùng da xung quanh bìu sẽ sẫm màu, rủ xuống và mọc lông. Đây cũng là thời điểm nhạy cảm trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi kích thước tinh hoàn ở trẻ 10 tuổi. Các bệnh lý dễ gặp như viêm tuyến giáp hay quai bị sẽ làm tăng nguy cơ viêm tinh hoàn sau này.

Tinh hoàn sẽ tăng kích thước tối đa khi nam giới trưởng thành, đạt đỉnh vào khoảng 20- 30 tuổi và có dấu hiệu giảm khi về già. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự suy giảm hormone testosterone tự nhiên ở nam giới.

Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn, thể tích tinh hoàn sẽ khác nhau. Với trẻ em, tinh hoàn có thể tích dưới 1,5ml. Với nam giới trưởng thành, thể tích có thể đạt 15- 25ml.

Kích thước tinh hoàn khác nhau theo từng độ tuổi
Kích thước tinh hoàn khác nhau theo từng độ tuổi

Kích thước tinh hoàn theo độ tuổi như thế nào?

Khi mới sinh, tinh hoàn sẽ có kích thước khoảng 1 cm khối và tiếp tục giữ nguyên kích thước này cho đến khoảng 8 tuổi. Từ thời điểm này, tinh hoàn sẽ tăng trưởng ổn định cho đến một thời điểm nào đó ở tuổi dậy thì và đạt kích thước tối đa ở tuổi trưởng thành. Tuổi dậy thì cũng là thời điểm lông xuất hiện ở bìu và xung quanh bộ phận sinh dục.

Tiến sĩ James Tanner là một bác sĩ nhi khoa người Anh, người đã thiết lập biểu đồ tham khảo để đo kích thước tinh hoàn của nam giới. Nó được gọi là Thang đo Tanner và nó diễn ra theo các giai đoạn phát triển của cơ thể từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Biểu đồ này cung cấp kích thước tinh hoàn trung bình qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời và đo chúng theo thể tích (ml).

Kích thước tinh hoàn theo độ tuổi theo thang đo Tanner như sau:

  • Tuổi 0-11: Từ 1 đến 1,5 ml
  • Tuổi 11-12: Từ 1,6 đến 6 ml
  • Tuổi 12-14: Từ 6 đến 12ml
  • Tuổi: 14-15,5: Từ 12-20ml.
  • Tuổi: 15,5 trở lên: Trên 20ml.

Có thể bạn quan tâm:

Cách kiểm tra kích thước bình thường của tinh hoàn

Dù có kích thước tinh hoàn lớn hay nhỏ, nam giới cũng nên thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn, ít nhất mỗi tháng một lần, để xác định kích thước, thể trạng cũng như kịp thời phát hiện các khối u bất thường ở tinh hoàn.

Thời gian thích hợp để kiểm tra kích thước bình thường của tinh hoàn là sau khi tắm nước nóng hoặc trước khi thay quần áo vào buổi sáng. Lúc này vùng da bìu được thả lỏng, bạn sẽ dễ dàng sờ thấy tinh hoàn bên trong. Khi kiểm tra, bạn thực hiện theo các bước:

  • Rửa sạch tay và bảo vệ tinh hoàn bằng khăn sạch.
  • Sử dụng tay để giữ tinh hoàn, đặt thước đo phía dưới tinh hoàn, đo từ đỉnh đến đáy tinh hoàn để xác định chiều dài tinh hoàn. Ghi lại kết quả để theo dõi sự thay đổi kích thước của tinh hoàn theo từng giai đoạn.
  • Cuộn nhẹ tinh hoàn giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ để cảm nhận sự thay đổi về kích thước, hình dạng và độ cứng. Nếu phát hiện khối u bất thường hoặc có cảm giác hơi đau, sưng ở vùng tinh hoàn, nam giới cần đi khám sớm.

Ngoài ra, siêu âm tinh hoàn là cách để kiểm tra kích thước bình thường của tinh hoàn chính xác nhất. Siêu âm tinh hoàn không chỉ cho thấy ống dẫn tinh kết nối tinh hoàn và tuyến tiền liệt và còn phát hiện nhanh chóng xác dấu hiệu bệnh lý như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn…

Tinh hoàn là bộ phận nhạy cảm trong cơ quan sinh dục của nam giới, do đó việc xác định kích thước cần đảm bảo độ chính xác cao. Kích thước tinh hoàn bình thường hay bất thường là yếu tố quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý sinh dục ở nam giới.

Nếu bạn có biểu hiện đau nhức vùng bìu, đau tinh hoàn hoặc phát hiện có khối u lạ nổi lên ở vùng tinh hoàn, hãy liên hệ ngay qua hotline 096.154.4622 hoặc đăng ký đặt lịch khám TẠI ĐÂY để được tư vấn, điều trị bởi các chuyên gia Tiết niệu – Nam học hàng đầu tại Megadom.

Bài Viết Liên Quan

Để lại một bình luận