Lao tinh hoàn là gì? Lao tinh hoàn có lây không?

Bệnh lao tinh hoàn là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Vậy lao tinh hoàn là gì? Lao tinh hoàn có lây không? Làm sao để phòng ngừa căn bệnh này? Cùng chuyên gia Megadom tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Lao tinh hoàn là gì? Lao tinh hoàn có lây không?
Lao tinh hoàn là gì? Lao tinh hoàn có lây không?

Lao tinh hoàn là gì?

Lao tinh hoàn là một dạng lao sinh dục hiếm gặp, do trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Nó thường được biểu hiện dưới dạng sưng tinh hoàn đau hoặc không đau, có hoặc không có loét bìu hoặc tiết dịch. Lao tinh hoàn có thể gây vô sinh. Tổn thương mào tinh hoàn thường thấy trong các trường hợp bị lao tinh hoàn. Trong hầu hết các trường hợp, lao sinh dục có liên quan đến lao thận hoặc đường tiết niệu dưới. 

Bệnh lao tinh hoàn trước đây thường bị chẩn đoán nhầm là ung thư tinh hoàn, dấu hiệu là sưng tinh hoàn hoặc tràn dịch màng tinh hoàn xảy ra trên một người bệnh đã có tiền sử mắc bệnh lao trước đó.

Bệnh thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi 30 – 40, đây là độ tuổi nam giới đang trong giai đoạn có thể thụ tinh để duy trì nòi giống.

Bệnh lao tinh hoàn có những triệu chứng nào?

Theo các chuyên gia, các triệu chứng của bệnh lao tinh hoàn thường không rõ ràng, dẫn đến gây khó khăn trong việc chẩn đoán.

Người bị lao tinh hoàn ban đầu thường có những biểu hiện như tức nặng một bên tinh hoàn, cảm giác đau rát mơ hồ… Vì vậy, bệnh rất dễ bị chẩn đoán nhầm với ung thư tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn do tạp khuẩn (vi khuẩn đường ruột, tụ cầu, liên cầu…).

Một gợi ý quan trọng nhất giúp bác sĩ chẩn đoán lao tinh hoàn đó là người bệnh đã từng bị nhiễm lao phổi hoặc bị lao tại các cơ quan khác trước đó. Chính vì vậy, khi đi khám, người bệnh cần khai báo kỹ các biểu hiện của bệnh cũng như tiền sử mắc bệnh lao để bác sĩ có hướng chẩn đoán chính xác.

Khi bệnh lao tinh hoàn đã bước vào giai đoạn muộn, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng như sau:

  • Tinh hoàn đau nhẹ, kèm theo các biểu hiện của hội chứng nhiễm lao chung như: sụt cân, sốt về chiều, ra nhiều mồ hôi.
  • Các lỗ rò tinh hoàn có thể xuất hiện do hang lao lúc này đã ăn ra ngoài, chảy dịch hoại tử có màu trắng như bã đậu.
  • Xuất tinh ra máu do lao đã gây tổn thương mạch máu. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể gặp trong trường hợp người bệnh bị viêm túi tinh hoặc ung thư ác tính ở đường sinh dục – tiết niệu.
  • Giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng thấp, khả năng vận động của tinh trùng giảm, tế bào bạch cầu (đặc biệt là bạch cầu đơn nhân) tăng cao khi kiểm tra mẫu tinh dịch.
  • Tổn thương đường tiết niệu. Biểu hiện đa dạng như: giãn đài bể thận một hoặc hai bên, lao bàng quang gây tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, suy thận…

Mặc dù bệnh lao tinh hoàn gây ra nhiều triệu chứng, tuy nhiên hầu như không có triệu chứng nào là đặc hiệu để chẩn đoán chính xác, đặc biệt là việc chẩn đoán ở giai đoạn sớm lại vô cùng khó khăn.

Do vậy, việc phân lập được trực khuẩn lao trong các mẫu bệnh phẩm là bằng chứng chính xác nhất để chẩn đoán bệnh lao tinh hoàn. Tuy nhiên trong thực tế, tỉ lệ dương tính còn thấp do vi khuẩn lao rất khó nuôi cấy.

Lao tinh hoàn gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới
Lao tinh hoàn gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới

Bệnh lao tinh hoàn có lây không?

Câu trả lời là CÓ và khả năng lây nhiễm của bệnh là khá cao. Bệnh có thể lây nhiễm thông qua hai con đường đó là: đường máu và đường tiếp xúc trực tiếp.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao tinh hoàn ở nam giới đó là:

  • Người bệnh có tiền sử bị viêm mào tinh hoàn:

Mào tinh hoàn là khu vực rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Mào tinh hoàn bị viêm nhiễm gây ra các tổn thương và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển.

  • Người bệnh có tiền sử bị lao:

Những nam giới trước đó đã từng bị lao phổi hoặc nhiễm lao ở các cơ quan khác là đối tượng có nguy cơ bị lao tinh hoàn cao hơn. Cho dù lao đã chữa khỏi, nhưng nó vẫn có thể để lại những tổn hại đối với cơ thể, làm suy giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Từ đó, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh ở tinh hoàn.

  • Bị lây nhiễm lao qua đường tình dục

Nam giới quan hệ với bạn tình mắc bệnh lao sinh dục cũng có nguy cơ cao bị lây bệnh.

  • Bị lây nhiễm qua đường máu

Nam giới có thể mắc lao tinh hoàn do bị lây truyền qua đường máu, nhưng trường hợp này ít gặp hơn. Khi mắc bệnh, bộ phận sinh dục thường bị loét, chảy máu và có thể lây nhiễm vi khuẩn sang cho người khỏe mạnh khi tiếp xúc trực tiếp.

Có thể bạn quan tâm:

Nam giới nên đi khám nếu có triệu chứng lao tinh hoàn
Nam giới nên đi khám nếu có triệu chứng lao tinh hoàn

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lao tinh hoàn?

Bệnh lao tinh hoàn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể nói chung cũng như sức khỏe sinh sản nói riêng, đặc biệt, bệnh còn có khả năng lây nhiễm. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh, bạn nên áp dụng những biện pháp sau:

  • Thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng.
  • Thường xuyên tập thể dục để rèn luyện sức khỏe và tăng sức đề kháng.
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh và an toàn.
  • Đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ.

Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh lao tinh hoàn và giải đáp “lao tinh hoàn có lây không”. Tóm lại, đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nam giới nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của mình.

Để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể, hãy liên hệ với Bác sĩ Megadom theo số Hotline/Zalo 096.154.4622 hoặc ĐẶT LỊCH TƯ VẤN tại đây.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời