MỤC LỤC BÀI VIẾT
Viêm tuyến tiền liệt thường gây khó tiểu hoặc đau ở háng, vùng xương chậu hoặc bộ phận sinh dục. Vật tại sao nam giới bị viêm tuyến tiền liệt? Bài viết dưới đây chỉ ra một số nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt ở nam giới và cách phòng tránh căn bệnh này.
1. Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt ở nam giới
Viêm tuyến tiền liệt là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều nam giới. Không có phương pháp điều trị chung cho mọi bệnh nhân mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt, đó là lý do tại sao việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh lại rất quan trọng.
Bác sĩ Megadom cho biết, viêm tuyến tiền liệt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy từng loại viêm. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn cấp tính
Viêm tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn cấp tính thường xảy ra khi vi khuẩn trong đường tiết niệu xâm nhập vào tuyến tiền liệt. Đường tiết niệu bao gồm bàng quang, thận, niệu quản và niệu đạo.
Các nguyên nhân khiến cho vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuyến tiền liệt và gây ra tình trạng viêm tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn cấp tính thường gặp là:
- Nam giới bị viêm niệu đạo
- Thường xuyên đi tiểu lắt nhắt
- Đã từng thực hiện thủ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt
- Đã từng thực hiện thủ thuật đặt ống thông tiểu.
Nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn mạn tính
Tình trạng viêm tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn mạn tính thường xảy ra ở những người trước đó đã từng bị viêm niệu đạo hoặc có niệu đạo bị tổn thương hoặc niệu đạo bị hẹp. Thông thường, vi khuẩn gây ra viêm tuyến tiền liệt chính là vi khuẩn gây ra viêm niệu đạo.
Nếu như người bệnh đã dùng kháng sinh để điều trị tình trạng cấp tính nhưng không khỏi thì bệnh có thể tiến triển thành thể mạn tính. Nguyên nhân thường là do vi khuẩn kháng kháng sinh hoặc do người bệnh không tuân thủ liệu trình dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng điều trị quá sớm.
Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn (còn gọi là hội chứng đau vùng chậu mạn tính). Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia, tình trạng viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn có thể liên quan đến các yếu tố sau:
- Nước tiểu xâm nhập vào tuyến tiền liệt
- Nam giới đã từng bị viêm nhiễm ở bên trong hoặc xung quanh tuyến tiền liệt
- Nam giới mắc một loại nhiễm trùng nào đó mà xét nghiệm không phát hiện ra
- Dây thần kinh của người bệnh gặp vấn đề, điều này dẫn đến việc dây thần kinh gửi sai tín hiệu đến não ngay cả khi thể chất không gặp vấn đề gì
- Nam giới thường xuyên lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm
- Cơ sàn chậu của người bệnh hoạt động không tốt (cơ sàn chậu là những cơ hỗ trợ bàng quang và ruột, giúp kiểm soát việc tiểu tiện).
2. Các yếu tố nguy cơ gây viêm tuyến tiền liệt ở nam giới
Nam giới có nhiều khả năng bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính nếu:
- Đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu gần đây (UTI)
- Đã từng sử dụng ống thông tiểu để dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang
- Đã từng trải qua sinh thiết tuyến tiền liệt
- Mắc phải một bệnh lây truyền qua đường tình dục nào đó
- Bị nhiễm HIV hoặc AIDS
- Đường tiết niệu có vấn đề
- Từng quan hệ tình dục qua đường hậu môn
- Xương chậu bị tổn thương.
Nam giới có nguy cơ cao bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính nếu:
- Tuổi tác cao (nam giới từ 50 đến 59 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính cao gấp 3 lần so với nam giới từ 20 đến 39)
- Đã từng bị viêm tuyến tiền liệt trước đây
- Mắc các tình trạng đau bụng khác, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Đã bị lạm dụng tình dục.
3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm tuyến tiền liệt?
Để phòng ngừa bệnh viêm tuyến tiền liệt, giữ cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh, nam giới nên áp dụng các biện pháp sau:
- Làm sạch bộ phận sinh dục hàng ngày đúng cách, đặc biệt là trước và sau khi sinh hoạt tình dục
- Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít nước/ngày), khi có cảm giác muốn tiểu tiện thì bạn nên đi ngay, không nên kìm hãm lâu
- Tập thể dục thường xuyên
- Tránh các đồ ăn cay nóng, hạn chế sử dụng đồ uống có còn, thuốc lá, chất kích thích
- Nên ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi
- Không nên ngồi một chỗ trong thời gian dài, nên sử dụng đệm lót ở ghế ngồi để giảm áp lực lên tuyến tiền liệt
- Khi đi xe đạp đường dài, nên áp dụng các biện pháp bảo hộ để giảm áp lực lên tuyến tiền liệt
- Khi mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt, nên uống nhiều nước và đi lại vận động thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm:
- Trị viêm tuyến tiền liệt tại nhà ra sao? Bị viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì?
- Những bài thuốc dân gian chữa viêm tuyến tiền liệt hiệu quả bằng cây thuốc nam
4. Khi nào người bệnh nên tìm đến bác sĩ?
Bệnh viêm tuyến tiền liệt gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị khỏi bệnh một cách triệt để, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán thông qua các xét nghiệm cần thiết.
Bạn nên đi khám nếu như gặp phải các tình trạng sau:
- Có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
- Khó tiểu
- Đi tiểu thường xuyên (không tự chủ)
- Đau khi đi tiểu hoặc giao hợp.
Việc xác định được nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt và điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Hãy liên hệ với Megadom TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline/Zalo: 096.154.4622 để được bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu tư vấn khám chữa bệnh.