Cắt tinh hoàn có ảnh hưởng gì không?

Phẫu thuật cắt tinh hoàn là phương pháp được chỉ định để điều trị một số bệnh lý liên quan đến tinh hoàn. Vậy cắt tinh hoàn có ảnh hưởng gì không? Sau cắt tinh hoàn có cương được không? 

Cắt tinh hoàn có ảnh hưởng gì không?
Cắt tinh hoàn có ảnh hưởng gì không?
  1. Cắt bỏ tinh hoàn là gì?

Cắt tinh hoàn là phẫu thuật cắt bỏ mào tinh hoàn, thừng tinh ở một hoặc hai bên tinh hoàn, hoặc toàn bộ tinh hoàn nếu có tổn thương. Mục đích của phẫu thuật nhằm loại bỏ các tổn thương ở tinh hoàn, đặc biệt là trong điều trị ung thư tinh hoàn và ung thư tuyến tiền liệt. 

Phương pháp này được chỉ định trong điều trị các bệnh lý: 

  • Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn sẽ khiến một bên tinh hoàn không còn chức năng. Phẫu thuật điều trị ung thư sẽ loại bỏ khối u và một số mô khoẻ mạnh xung quanh để phòng ngừa nguy cơ di căn. Cắt bỏ tinh hoàn được áp dụng trong điều trị cả giai đoạn đầu và giai đoạn sau cho ung thư tinh hoàn.

Trong giai đoạn đầu, việc cắt bỏ tinh hoàn triệt để là thủ thuật điều trị ung thư hiệu quả và tận gốc. Nam giới có thể khỏi bệnh nếu được tư vấn, điều trị ung thư tinh hoàn sớm. Trong giai đoạn sau, cắt bỏ tinh hoàn sẽ được thực hiện sau khi kết thúc hoá trị.

Xem thêm: Cách kiểm tra tinh hoàn bình thường để phát hiện ung thư

  • Xoắn thừng tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn thường gặp ở trẻ sơ sinh và tuổi dậy thì nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Tình trạng này gây ra biểu hiện đau dữ dội, đau đột ngột một bên tinh hoàn, làm máu không thể lưu thông khiến tinh hoàn bị thiếu máu, thậm chí hoại tử phải cắt bỏ tinh hoàn nếu không can thiệp kịp thời. 

  • Chấn thương tinh hoàn

Tinh hoàn khi chịu tác động lực đột ngột, chạm mạnh trong khi vận động, chơi thể thao hoặc do tai nạn rất dễ bị chấn thương nặng. Tác động lực vào bìu có thể đẩy tinh hoàn chạy ngược vào trong ống bẹn, thậm chí ổ bụng, gây đau dữ dội, thậm chí dập vỡ tinh hoàn không thể bảo tồn. Khi đó, cắt bỏ một bên tinh hoàn sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ hoại tử. 

  • Tinh hoàn không phát triển

Tinh hoàn của nam giới không phát triển bình thường có thể do hội chứng Klinefelter, loạn sản hoặc nhiễm khuẩn (do bệnh lao, quai bị, giang mai, lậu…).  

  1. Cắt tinh hoàn có ảnh hưởng gì không?

Việc cắt tinh hoàn có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào thể trạng cơ thể cũng như loại phẫu thuật thực hiện. 

Cắt bỏ một bên tinh hoàn không làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất testosterone nếu bên tinh hoàn còn lại có kích thước, cấu trúc và chức năng bình thường. 

Nếu bên tinh hoàn còn lại không đảm bảo mức testosterone bình thường, người bệnh suy giảm testosterone bị thay đổi các đặc tính giới tính, dễ đối mặt với các triệu chứng trầm cảm, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, giảm ham muốn tình dục, khó cương cứng, giảm khối cơ và xương, tích mỡ…

Ngoài ra, nam giới khi cắt một bên tinh hoàn không mất đi khả năng sinh sản do tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt một bên tinh hoàn do nguyên nhân bệnh lý cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến bên tinh hoàn còn lại cũng như chức năng sinh sản khi số lượng và chất lượng tinh trùng suy giảm. 

Trong trường hợp phẫu thuật cắt toàn bộ tinh hoàn, cơ thể nam giới không còn khả năng sản xuất testosterone hoặc tinh trùng, do đó, nam giới không thể sinh con. Do đó, trước khi phẫu thuật cắt tinh hoàn, người bệnh thường được yêu cầu thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá tình trạng của tinh trùng. Nếu tinh trùng có chất lượng tốt, các bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng để người bệnh vẫn có thể có con sau khi phẫu thuật. 

Cắt bỏ tinh hoàn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Cắt bỏ tinh hoàn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
  1. Sau cắt tinh hoàn có cương được không?

Phẫu thuật cắt tinh hoàn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống tình dục của người bệnh. Sau cắt tinh hoàn có cương được không? Cắt tinh hoàn có quan hệ được không?

Thực tế, khi cắt một hoặc cả hai bên tinh hoàn, dương vật vẫn có khả năng cương cứng và duy trì quan hệ tình dục. Tuy nhiên, việc cắt tinh hoàn sẽ khiến cơ thể không thể sản xuất testosterone, làm giảm ham muốn và rối loạn chức năng cương dương, khi đó nam giới sẽ gặp khó khăn khi cương cứng và quan hệ tình dục. Do đó, những người cắt toàn bộ tinh hoàn thường phải dùng liệu pháp thay thế testosterone để hỗ trợ chức năng sinh dục. 

  1. Quy trình phẫu thuật cắt tinh hoàn

4.1. Trước phẫu thuật

Chuẩn bị phẫu thuật cắt tinh hoàn bao gồm:

  • Tư vấn cho người bệnh về phương pháp phẫu thuật cắt tinh hoàn, quy trình và thời gian thực hiện
  • Thăm khám, kiểm tra thể trạng thông qua các xét nghiệm
  • Chuẩn bị dụng cụ đã được khử trùng và sát khuẩn, đảm bảo tính vô trùng và an toàn khi phẫu thuật

4.2. Phẫu thuật

Quy trình phẫu thuật cắt tinh hoàn diễn ra như sau:

  • Thực hiện gây mê toàn thân hoặc gây tê tuỷ sống
  • Tiến hành bóc tách thừng tinh ở phía sau, nhẹ nhàng lấy tinh hoàn và bóc tách cầm móc, sau đó tiếp tục cắt dây chằng phía dưới
  • Kiểm tra ống bẹn, đặt ống dẫn lưu phía thấp của bìu và tiến hành cầm máu, sau đó khâu lại da và các tổ chức dưới da

Đối với người bệnh ung thư tinh hoàn, nếu khối u nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành rạch ngang phần phía trên nếp da gấp dưới ổ bụng dưới. Ngược lại, nếu khối u lớn, bác sĩ sẽ rạch trên nếp bẹn từ gốc bìu chéo lên trên. Trong trường hợp da bìu bị xâm lấn, viêm dính và loét, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch da để loại bỏ hoàn toàn khối tổn thương bên trong. 

Sau khi cắt tinh hoàn hai bên, người bệnh có thể lựa chọn phẫu thuật cấy ghép tinh hoàn nhân tạo thông qua việc đặt tinh hoàn giả chức đầy nước muối vào bìu.

Quy trình phẫu thuật cắt tinh hoàn
Quy trình phẫu thuật cắt tinh hoàn

4.3. Sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ chuyên khoa. Cắt tinh hoàn là phẫu thuật lớn, người bệnh được yêu cầu theo dõi, nghỉ ngơi vài ngày tại bệnh viện để phòng ngừa các biến chứng và đảm bảo khả năng phục hồi tốt nhất. Một số lưu ý chăm sóc hậu phẫu cắt tinh hoàn cho người bệnh:

  • Sử dụng thuốc giảm đau theo đơn, đặc biệt là những ngày đầu tiên sau phẫu thuật để làm giảm cơn đau do vết mổ. 
  • Sử dụng túi nước đá chườm lên vết mổ hoặc vùng da bìu để giảm sưng tấy. 
  • Sử dụng đồ lót đặc biệt để hỗ trợ nâng đỡ túi bìu và giảm sưng bìu. 
  • Hạn chế vận động, bê vác vật nặng và tập thể dục cường độ cao để tránh gây tổn thương cho vết mổ. 
  • Kiêng quan hệ tình dục. 
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế tắm và vệ sinh cá nhân sạch sẽ theo hướng dẫn để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương sau phẫu thuật. 

Ngoài ra, đối với người bệnh ung thư tinh hoàn, sau phẫu thuật cắt bỏ triệt để tinh hoàn, người bệnh sẽ tiếp tục được theo dõi và kiểm tra thể chất qua xét nghiệm máu, chụp CT scanner và X-Quang, từ đó tiến hành điều trị tích cực nếu ung thư có nguy cơ tái phát. 

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề cắt tinh hoàn có ảnh hưởng gì không. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn, hãy liên hệ ngay với chuyên gia Megadom qua hotline 096 154 4622 hoặc đăng ký đặt lịch khám TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết về phương pháp cũng như chi phí phẫu thuật cắt tinh hoàn chính xác nhất.

Bài Viết Liên Quan

Để lại một bình luận