Dấu hiệu tinh hoàn bị hoại tử nam giới không thể bỏ qua

Hoại tử tinh hoàn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan trước các triệu chứng bất thường dẫn đến dấu hiệu tinh hoàn bị hoại tử. Vậy bệnh lý tinh hoàn nào là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?

Dấu hiệu tinh hoàn bị hoại tử nam giới không thể bỏ qua
Dấu hiệu tinh hoàn bị hoại tử nam giới không thể bỏ qua

Nguyên nhân gây hoại tử tinh hoàn

Tinh hoàn là bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản và quyết định sức khoẻ của nam giới. Chức năng chính của tinh hoàn là sản xuất tinh trùng và tiết hormone sinh dục. Vị trí tinh hoàn nằm trong bìu, không được che chắn bởi cơ và xương nên rất dễ tổn thương. Các bệnh lý và chấn thương tinh hoàn có nguy cơ làm tăng tỉ lệ biến chứng, gây hoại tử tinh hoàn. 

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới hoại tử tinh hoàn là do bệnh lý xoắn tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn tự xoay quanh trục, gây tắc nghẽn thừng tinh đột ngột, làm giảm lượng máu cung cấp tới tinh hoàn, khiến tinh hoàn sưng và đau. 

Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là thanh niên trưởng thành và nam giới ở độ tuổi từ 13- 25 tuổi. Nguyên nhân gây gây xoắn tinh hoàn có thể do bất thường bẩm sinh ở cấu trúc thừng tinh hoàn, thay đổi thời tiết, tinh hoàn di động khi còn trẻ hoặc chấn thương tinh hoàn. 

Triệu chứng xoắn tinh hoàn thường gặp: 

  • Đau dữ dội và đột ngột một bên tinh hoàn, cơn đau lan rộng theo ống bẹn và di chuyển tới phần hố chậu
  • Bìu và ống bẹn sưng to, có dấu hiệu phù nề
  • Một bên tinh hoàn có vị trí cao hơn bên đối diện
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, chóng mặt, sốt
  • Đau buốt khi đi tiểu

Tuy nhiên, người bệnh cần phân biệt dấu hiệu đau của xoắn tinh hoàn với các bệnh lý khác như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn. Người bệnh viêm tinh hoàn thường đau âm ỉ vài tiếng trước rồi mới tăng dần cường độ. Trong khi đó, đối với xoắn tinh hoàn, cơn đau xuất hiện đột ngột, thường về ban đêm, cường độ đau không thay đổi hoặc đau tăng lên nhanh. 

Xoắn tinh hoàn là nguyên nhân hàng đầu khiến tinh hoàn bị hoại tử
Xoắn tinh hoàn là nguyên nhân hàng đầu khiến tinh hoàn bị hoại tử

Dấu hiệu tinh hoàn bị hoại tử là gì?

Mức độ xoắn tinh hoàn ảnh hưởng đến mức độ phá huỷ của tinh hoàn. Người bệnh xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật cấp cứu trong vài giờ đầu để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là gây hoạt tử tinh hoàn. 

Nếu phẫu thuật trong vòng 6 giờ đầu, tỉ lệ cứu được tình hoàn thành công lên tới 90- 100%, từ 6- 12 giờ thì tỉ lệ này khoảng 50%, từ 12- 24 giờ thì tỉ lệ chỉ còn 10%. Sau 24 giờ, việc cấp máu đến tinh hoàn bị ngưng trệ khiến thừng tinh ngày càng sưng to. Khi đó, tinh hoàn có nguy cơ bị hoại tử hoàn toàn và không có khả năng điều trị bảo tồn. 

Trường hợp tinh hoàn sau khi tháo xoắn vẫn có màu tím hoặc nâu sẵn, ngay cả khi đã phong bế thừng tinh và đắp gạc có nước muối sinh lý ấm vào tinh hoàn sau 10 phút vẫn không cải thiện được coi là dấu hiệu tinh hoàn bị hoại tử. 

Hoại tử tinh hoàn không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, làm giảm ham muốn, gây rối loạn cương dương… khiến nam giới mất tự tin và lo ngại khi quan hệ tình dục. 

Chẩn đoán dấu hiệu tinh hoàn bị hoại tử do xoắn tinh hoàn và biện pháp điều trị

Chẩn đoán xoắn tinh hoàn

Để phòng ngừa dấu hiệu tinh hoàn bị hoại tử, người bệnh cần được chẩn đoán xoắn tinh hoàn sớm ngay khi có các triệu chứng bệnh. Các phương pháp chẩn đoán xoắn tinh hoàn gồm:

  • Kiểm tra phản xạ bằng cách chà xát, véo đùi trong bên tinh hoàn bị xoắn. Tinh hoàn bình thường sẽ co lại, trong khi tinh hoàn bị xoắn không có phản xạ này. Khi nâng nhẹ tinh hoàn, các bác sĩ có thể sờ thấy nút xoắn thừng tinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài vài giờ, cả khối tinh hoàn, thừng tinh và mào tinh đều sưng lên thì rất khó để phát hiện nút xoắn. 
  • Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm Doppler màu để thấy hình ảnh tinh hoàn tổn thương, thiếu máu nuôi dưỡng, mào tinh và thừng tinh căng to. 
  • Chụp scan phóng xạ (radionuclide scan) nhằm kiểm tra và xác định lưu lượng máu tới tinh hoàn, tuy nhiên vẫn cần phân biệt xoắn tinh hoàn với các bệnh lý khác.

Xem thêm: Xoắn tinh hoàn có tự khỏi không?

Biện pháp điều trị xoắn tinh hoàn

Điều trị xoắn tinh hoàn được thực hiện thông qua phương pháp phẫu thuật tháo xoắn. Các trường hợp phát hiện sớm có thể thực hiện tháo xoắn bằng tay. Người bệnh có thể ngăn ngừa dấu hiệu tinh hoàn bị hoại tử, tuy nhiên bệnh có nguy cơ tái phát cao. Do đó, phẫu thuật tháo xoắn và cố định tinh hoàn là biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Các bước thực hiện gồm: Rạch da bìu, tháo xoắn thừng tinh, khâu 1 hoặc cả 2 tinh hoàn vào bìu để ngăn tinh hoàn tự xoay. Dựa trên kết quả chẩn đoán, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tháo xoắn và bảo tồn bên tinh hoàn còn lại. Sau khi tháo xoắn, mào tinh có máu trắng hoặc hồng nhạt là dấu hiệu tinh hoàn có thể bảo tồn được. 

Sau phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng sau mổ hoặc hoại tử tinh hoàn, teo tinh hoàn sau khi mổ tháo xoắn. Người bệnh tái khám theo chỉ định để theo dõi kết quả điều trị và chức năng của bên tinh hoàn còn lại. 

Trong trường hợp bị xoắn nặng và có dấu hiệu tinh hoàn bị hoại tử hoặc teo tinh hoàn người bệnh phải cắt bỏ toàn bộ hai bên tinh hoàn. 

Xoắn tinh hoàn là nguyên nhân dẫn đến hoại tử tinh hoàn nếu cấp cứu muộn. Nếu nam giới có dấu hiệu đau vùng bìu một bên bất thường cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Liên hệ với Megadom qua hotline 096 154 4622 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn điều trị sớm khi có dấu hiệu tinh hoàn bị hoại tử.

Bài Viết Liên Quan

Trả lời