MỤC LỤC BÀI VIẾT
Thoát vị bẹn là tình trạng có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh và người cao tuổi với hai loại là: Thoát vị bẹn trực tiếp và trực tiếp. Vậy thoát vị bẹn có nguy hiểm không? Cùng Megadom tìm hiểu trong bài viết này.
Thoát vị bẹn là gì?
Thoát vị bẹn (Tiếng Anh: Inguinal Hernia) là một tình trạng mà các tạng của ổ bụng và mỡ thừa chui qua một điểm yếu của thành bụng – thường là dọc theo ống bẹn. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả nam và nữ, nhưng thường phổ biến hơn ở nam giới.
Có hai dạng thoát vị bẹn thường gặp là thoát vị bẹn gián tiếp và thoát vị bẹn trực tiếp:
- Thoát vị bẹn gián tiếp:
Là một tình trạng bẩm sinh xảy ra khi một tạng trong ổ bụng chui qua ống phúc tinh mạc và đi xuống bìu.
Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh (phổ biến ở trẻ sinh non) và thanh thiếu niên. Ở những bé trai, thông thường ống phúc tinh mạc sẽ được bít lại ngay sau khi sinh; tuy nhiên một số trường hợp trẻ sinh ra mà ống phúc tinh mạc vẫn có những “sơ hở” dẫn đến tình trạng các tạng trong ổ bụng dễ dàng chui qua ống này và lọt xuống bìu.
- Thoát vị bẹn trực tiếp:
Là tình trạng các tạng và mỡ thừa đi qua các điểm yếu ở thành bẹn. Tình trạng này thường gặp phải ở những người lao động nặng nhọc, bị táo bón kéo dài… Khi khối cơ ở thành bụng phải chịu áp lực liên tục trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn trực tiếp thường gặp phải ở nam giới trưởng thành và người cao tuổi.
Phân biệt thoát vị bẹn trực tiếp và gián tiếp
Cả hai loại thoát vị bẹn trực tiếp và gián tiếp đều gây ra một khối u ở hai bên xương mu. Dưới đây là một số khác biệt chính giữa thoát vị bẹn trực tiếp và gián tiếp.
Thoát vị bẹn gián tiếp | Thoát vị bẹn trực tiếp |
Nó đi qua ống bẹn hoặc háng | Nó phình ra từ thành sau của ống bẹn. |
Đi xuống bìu | Không xuống vùng bìu |
Khối thoát vị bẹn khó sờ thấy được vì nó nằm sau các sợi cơ chéo ngoài của bụng | Khối thoát vị bẹn có thể sờ thấy được vì nó nằm ở thành bụng, ngay phía trên củ mu |
Thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên | Chủ yếu xảy ra ở nam giới trưởng thành và người cao tuổi |
Thoát vị bẹn ở người cao tuổi nguyên nhân do đâu?
Tình trạng thoát vị bẹn ở người cao tuổi xảy ra do tuổi cao khiến cơ thành bụng và các cơ vùng bẹn bị suy yếu. Bên cạnh đó, sự tăng áp lực diễn ra ở vị trí thoát vị trong một thời gian dài cũng là một trong những yếu tố tác động hình thành nên tình trạng thoát vị bẹn ở người già. Đôi khi người bệnh cũng có thể mắc kèm theo các bệnh lý khác ở ống phúc tinh mạc như tràn dịch màng tinh hoàn, u nang thừng tinh.
Những yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển như:
- Mắc phải một số tình trạng gây mất collagen trong mô như: hội chứng Ehler Danlos, béo phì, suy dinh dưỡng, do vết mổ hoặc chấn thương vùng bẹn.
- Bị táo bón kinh niên, u đại tràng, tiểu khó do u xơ tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo
- Ho nhiều, viêm phế quản mạn tính, cổ chướng, có khối u lớn trong bụng.
Thoát vị bẹn ở người cao tuổi khiến bệnh nhân cảm thấy căng tức ở vùng bẹn, người bệnh có thể thấy một khối phồng nhô ra ở vùng bẹn khi nâng vác vật nặng hoặc khi rặn.
Một số triệu chứng thường gặp như:
- Có cảm giác co kéo, đau lan xuống bìu;
- Nếu khối thoát vị quá lớn sẽ gây đau nhói, người bệnh phải nằm hoặc dùng tay đẩy vào;
- Nếu khối thoát vị nhỏ, người bệnh có thể khó phát hiện, có thể dùng ngón tay sờ vào lỗ bẹn nông. Nếu lỗ bẹn nông quá nhỏ, không thể sờ thấy thì rất khó phát hiện.
Một dạng đặc biệt của thoát vị bẹn là thoát vị trượt. Tình trạng này thường không có biểu hiện đặc trưng nào nhưng có thể nghi ngờ trong trường hợp thoát vị bẹn lớn ở người cao tuổi.
Thoát vị bẹn có nguy hiểm không?
Bác sĩ Megadom cho biết, thoát vị bẹn có nguy hiểm không tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu bị thoát vị nhẹ, người bệnh có thể không xuất hiện bất cứ biểu hiện khó chịu nào. Nếu bị thoát vị nặng, người bệnh có thể bị đau tức vùng bẹn, nhất là khi đứng lâu, ho, rặn, mang vác vật nặng… Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
Thoát vị bẹn có thể gây ra biến chứng là thoát vị kẹt hoặc thoát vị nghẹt, nghĩa là phần bên trong khối thoát vị trồi ra qua thành bụng không thể trở lại vào bên trong thành bụng.
Nếu khối thoát vị bị kẹt bên ngoài thành bụng, có có thể khiến dòng máu đến khối thoát vị bị cắt đứt. Nếu không cấp cứu kịp thời, việc thiếu lưu lượng máu có thể gây chết các mô bên trong khối thoát vị.
Nếu khối thoát vị chứa một phần ruột non bị mắc kẹt và bị bóp nghẹt, điều này có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường ruột và gây hoại tử phần ruột bị nghẹt.
Nên làm gì khi bị thoát vị bẹn?
Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu thoát vị bẹn nào, bất kỳ khối u hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khiến trẻ quấy khóc, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Thoát vị bẹn ở trẻ nên được điều trị càng sớm càng tốt. Ngay cả khi chứng thoát vị bẹn không gây ra những triệu chứng khó chịu, người bệnh cũng nên đi khám và điều trị nhằm ngăn ngừa những biến chứng do bệnh gây ra. Thoát vị bẹn ở người cao tuổi cũng cần được điều trị để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp hiệu quả giúp sửa chữa tình trạng thoát vị bẹn. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa tối đa những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến phẫu thuật.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc “thoát vị bẹn có nguy hiểm không” và một số thông tin cần biết liên quan đến tình trạng này.
Để được tư vấn chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Megadom TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline/Zalo: 096.154.4622.